| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp căn cơ cho cây mít Thái

Thứ Tư 06/11/2019 , 13:55 (GMT+7)

Mít Thái đang phát triển rất mạnh ở ĐBSCL, vì giá ở mức giá khá cao, từ 25.000 – 70.000 đồng/kg (tùy theo từng thời điểm) nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật trồng mít Thái cho bà con nông dân tại huyện Châu Thành.

Ngày 6/11, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Hậu Giang) kết hợp với Khoa Nông nghiệp ĐH Cần Thơ tổ chức hội thảo về phòng trừ bệnh hại và tiêu thụ mít Thái siêu sớm tại địa phương. Hội thảo thu hút gần 100 nhà vườn trồng mít Thái siêu sớm tại các xã như: Phú An, Đông Thạnh, Đông Phú và Đông Phước A…

TS Nguyễn Bá Phú, Bộ môn Khoa học Cây trồng (Khoa Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ) cho biết: Hiện nay mít Thái là một trong 9 mặt hàng đã chính thức xuất khẩu bằng đường chính ngạch sang trị trường trường Trung Quốc chiếm 95% và đòi hỏi về an toàn thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc xuất đi. Hiện tại ĐBSCL có diện tích trồng mít Thái xuất khẩu cao nhất nước, gần 50.000ha.

Tuy nhiên cây mít Thái đang phát triển rất mạnh, vì giá ở mức giá khá cao, từ 25.000 – 70.000 đồng/kg (tùy theo từng thời điểm). Bình quân một trái mít nặng tứ 10 - 15kg, với giá bán này nông dân thu lợi nhuận vài trăm ngàn đồng/trái, có lúc giá cao lên đỉnh trên 70.000 đồng/kg mỗi trái mít giá bán cho thương lái lên tới 1 triệu đồng.

Cây mít Thái ở ĐBSCL được tiêu thụ mạnh nhờ vào thị trường xuất khẩu.

Theo TS Phú, để cây mít Thái phát triển ổn định và giảm chi phí đầu tư thấp nhất nhưng mang lại lợi nhuận cao đòi hỏi nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đạt năng suất tối đa. Đặc biệt thời gian gần đây mít đang mắc phải bệnh xơ đen trong trái rất phổ biến, làm ảnh hưởng năng suất, đầu ra khó khăn và đặc biệt không đảm bảo chất lượng trái xuất khẩu.

Theo khuyến cáo của nhà khoa học, bệnh xơ đen thường phát tán qua không khí, nước và đất…, chính vì vậy nhà vườn nên cho ra trái tránh những lúc thời tiết bất lợi, bao trái, sử dụng phân hữu cơ và thuốc BVTV sinh học…

Ông Trần Hồng Đức, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết: Theo đề án chuyển đổi cây trồng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030, toàn huyện sẽ hình thành vùng chuyên canh các nông sản chủ lực, hướng mạnh vào nhu cầu của các đô thị và xuất khẩu, cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Huyện tập trung xác định 4 - 5 sản phẩm chủ lực gồm cây có múi (cam sành, bưởi, chanh không hạt), mít, xoài cát, rau màu, gắn với hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm tiện lợi cho người dân. Đặc biệt, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với BĐKH.

Toàn huyện có gần 5.000ha trồng mít Thái siêu sớm, đang mang lại kinh tế cao cho nhà vườn, trong đó đã đăng ký mã số vùng trồng mít lên 2.000ha. Sang năm 2020 huyện sẽ đăng ký hết diện tích trồng huyện đều có mã số vùng trồng mít Thái.

Ngành nông nghiệp huyện đang khuyến cáo nông dân trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và quy hoạch vùng trồng mít chất lượng cao để đảm bảo thị trường trong nước và xuất khẩu không những thị trường Trung Quốc mà nhiều nước khác trên thế giới.

Ông Nguyễn Văn Hộ, ở xã Phú An, mấy năm trước trồng nhãn, khi đến thu hoạch trái tìm nhân công rất khó. Chính vì vậy 2 năm nay ông chuyển sang trồng 400 gốc mít Thái, đang cho trái năm thứ 2 đã thu lãi lên cả trăm triệu đồng.

Ông Hộ cho biết, mít trồng 18 tháng cho trái bói, bình quân 1 cây cho 2 trái, mỗi trái bình quân nặng từ 10-15 kg, hiện giá mít Thái bán trên thị trường từ 24.000 - 25.000 đồng/kg nông dân thu về từ 250.000 – 350.000 đồng/trái. Thông thường 1 trái mít bán ra thị trường có thể thu gấp 2-3 lần so với tiền đầu tư cho 1 cây mít ban đầu.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, khuyến cáo: Mít Thái hiện đang phát triển mạnh tại ĐBSCL vì đây là loại trái cây thuận lợi xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nhắc nhở các tổ chức doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật địa phương phổ biến cho nông dân những yếu tố bất lợi. Trước hết cây mít sống ở vùng có độ cao từ 400m đến 1.200m thì ĐBSCL của chúng ta không có lợi thế về điều này. Vì thế chúng ta cần thiết kế lại vườn cho phù hợp với sự tăng trưởng của cây ít nhất là trong giai đoạn đầu.

Nông dân trồng mít rất phấn khởi vì giá mít đang ở mức cao.

Thứ hai, đây là một loại cây trồng có rất nhiều các loại dịch hại. Vì là một loại cây trồng mới nên các cơ quan nghiên cứu chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn thiện quy trình phòng trừ dịch hại. Do đó bà con nông dân cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thông tin về dịch hại để phòng trừ.

Vấn đề thứ ba là đối với các loại cây cần quan tâm đến vấn đề thị trường. Hiện nay thị trường xuất khẩu cây mít chủ yếu là sang Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã có 180.000ha mít rồi, chúng ta hiện nay cũng đã có khoảng 30.000ha.

Nếu phát triển thêm nữa thì phải xem xét quốc gia nhập khẩu có thể tiếp nhận thêm không. Điều này, các nhà nghiên cứu, cơ quan chuyên môn phải nghiên cứu và cung cấp thêm thông tin cho bà con nông dân càng nhiều càng tốt để họ có thêm tư liệu để tính toán đầu tư phù hợp. Đồng thời, các nhà máy chế biến rau quả, trái cây cũng nên quan tâm đến loại sản phẩm này.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.