| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững

Thứ Hai 17/06/2019 , 08:58 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị “Bàn giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững với diễn biến dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố”.

Thiệt hại 600 tỷ đồng

Ngành chăn nuôi Việt Nam chưa bao giờ gặp khó khăn do bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) như hiện nay. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng quá lớn so với các đối tượng chăn nuôi khác.

19-50-11_nh_1
Cục trưởng Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà nội chia sẻ, DTLCP đang diễn biến hết sức phức tạp và có chiều hướng lan rộng. Tại Hà Nội, dịch xảy ra từ ngày 23/2 tại phường Ngọc Thụy (Q. Long Biên). Tính đến ngày 12/6, thành phố ước thiệt hại trên 600 tỷ đồng.

“Đến nay, thành phố đang tập trung chỉ đạo các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại. Đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi, có kế hoạch phát triển chăn nuôi bò, chăn nuôi gia cầm, thủy sản để dần thay thế thịt lợn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm động vật cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố”, ông Đăng cho hay.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến ngày 1/4, đàn lợn của Hà Nội còn hơn 1,5 con giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn dao động từ 650 - 700 tấn thịt lợn/ngày, tương đương với 270,2 - 280,5 nghìn tấn/năm.

Do DTLCP xảy ra nên sản lượng thịt lợn năm 2019 ước đạt 200 - 220 nghìn tấn/năm, đạt 60 - 65% nhu cầu tiêu thụ, thiếu hụt 90 - 100 nghìn tấn thịt lợn cần cho nhu cầu thực phẩm cho người dân thành phố.

Để chăn nuôi lợn an toàn, có hiệu quả trước “bão dịch”, ông Đăng bảo, Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Tập trung xử lý môi trường. Thu hút đầu tư, tư vấn cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong khâu sơ chế, giết mổ…

Ông Đăng khuyến cáo, các chủ trang trại, gia trại khi tái đàn phải báo cáo với cán bộ thú y các cấp. Nếu cố tình tái đàn, khi đàn lợn mắc dịch sẽ không có hỗ trợ.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương khẳng định, chúng ta xác định phải sống chung với DTLCP. Và, chắc chắn vẫn phải tái đàn, nhưng tái đàn như thế nào cho đúng hướng, đúng cách trong tình hình hiện nay.

19-50-11_nh_2
Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông Dương, những hộ, khu vực chăn nuôi đã dính dịch, tuyệt đối không được phép tái đàn, bởi nguy cơ mắc dịch vẫn còn cao. Song, ở những trang trại nằm trong vùng an toàn dịch thì cho phép tái đàn. Khi tái đàn, phải kiểm tra, vệ sinh chuồng trại, lấy mẫu con giống và con giống phải được chuyển đi bằng xe có đăng ký, đảm bảo sạch sẽ.
 

Giải pháp

Ông Nguyễn Trọng Long, Giám đốc HTX Hoàng Long chia sẻ, trong thời gian qua ngành chăn nuôi lợn của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn của HTX vẫn phát triển ổn định với quy mô 450 lợn nái và 4.000 lợn thịt.

Để phát triển ổn định đàn lợn nái và lợn thịt như trên, đặc biệt trong bối cảnh bệnh DTLCP đang hoành hành, HTX Hoàng Long đã thực hiện triệt để các giải pháp như áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản (giữ đàn lợn trong môi trường được bảo vệ nghiêm ngặt. Chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn lợn, tạo sức khỏe và sức đề kháng cho đàn lợn. Kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi).

Tổ chức chăn nuôi theo chuỗi khép kín và ứng dụng công nghệ cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. Ổn định giá các sản phẩm của chuỗi trên thị trường dựa trên cơ sở ổn định giá thành sản phẩm của chuỗi; tạo uy tín, chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng; củng cố và phát triển thượng hiệu chuỗi.

Là một trong những đơn vị tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Hà Nội, đại diện Chuỗi thực phẩm sạch Organic Green chia sẻ, để có được những sản phẩm đảm đảo chất lượng cao, giá thành hợp lý, Cty đã liên kết với các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội nhằm xây dựng chuỗi liên kết SX thịt lợn truy xuất nguồn gốc.

Đến nay, các sản phẩm của Cty được bán rộng rãi trên các hệ thống siêu thị, khách sạn, bếp ăn… trên địa bàn Hà Nội.

 

Xem thêm
Chia sẻ cách tiếp cận liên ngành theo chuỗi về an toàn thực phẩm

THỪA THIÊN - HUẾ Các đại biểu đã cùng chia sẻ kết quả nghiên cứu về an toàn thực phẩm từ Dự án 'Bảo vệ sức khỏe con người thông qua cách tiếp cận Một Sức Khỏe'.

Tân Lạc thu hoạch trên 1.000 tấn quýt Vân Sơn

HÒA BÌNH Mùa vụ này các nhà nông Mường Bi lại được mùa quýt Vân Sơn, sản lượng cho thu hoạch ước trên 1.000 tấn quả, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.