| Hotline: 0983.970.780

Giám đốc điều hành nhận... 1 triệu USD mỗi ngày

Thứ Hai 09/04/2012 , 22:41 (GMT+7)

Với mức lương 900.000 USD trong năm 2011 kèm theo khoản thưởng cổ phiếu lên tới 376,2 triệu USD, Giám đốc điều hành (CEO)Cty Apple - Timothy Cook đang dẫn đầu nước Mỹ về thù lao. Tính trung bình mỗi ngày ông chủ của “trái táo” nhận hơn 1 triệu USD.

Với mức lương 900.000 USD trong năm 2011 kèm theo khoản thưởng cổ phiếu lên tới 376,2 triệu USD, Giám đốc điều hành (CEO) Cty Apple - Timothy Cook đang dẫn đầu nước Mỹ về thù lao. Tính trung bình mỗi ngày ông chủ của “trái táo” nhận hơn 1 triệu USD.

Thông tin trên vừa được tờ New York Times công bố. Theo đó ông Timothy Cook đang vượt xa các người đồng nhiệm phía sau là CEO Lawrence Ellison của hãng phần mềm Oracle, CEO Ronald Johnson của hãng bán lẻ J. C. Penney và CEO Philippe Dauman của tập đoàn truyền thông Viacom. Chính xác hơn, với tổng cộng 378 triệu USD, lương thưởng của Timothy D. Cook gần bằng tổng thù lao của 9 người xếp sau ông trên BXH 100 CEO có thu nhập cao nhất nước Mỹ 2011. 


CEO Timothy Cook của Apple đang dẫn đầu về thù lao

“Liệu có CEO nào xứng đáng nhận 1 triệu USD mỗi ngày?”, tờ báo trên đặt câu hỏi. “Mức đó tương đương với 42.000 USD/giờ hoặc 700 USD/phút…Hãy cứ nghĩ đơn giản thế này, khi bạn đọc xong những từ trên, bạn có thể đã bỏ túi 100 USD. Hãy đọc hết bài báo và tự tính xem con số là bao nhiêu”.

Đáng chú ý hơn nữa là khoản thưởng bằng cổ phiếu tương đương 376,2 triệu USD đang tăng giá chóng mặt. Tính đến ngày cuối cùng của tháng 3, giá trị số cổ phiếu này đã lên tới gần 634 triệu USD khi nhà đầu tư đang đua nhau mua vào cổ phiếu Apple. Theo thông báo từ công ty này, một nửa số cổ phiếu sẽ được bàn giao cho vị CEO vào năm 2016 và nửa còn lại được giao trong năm 2021 nếu đến lúc đó ông Cook vẫn còn làm việc cho Apple.

“Tất nhiên hầu hết mọi người đều không khỏi choáng váng vì những con số về thu nhập như trên. Theo một nghiên cứu mới đây của đại học Georgetown, một người Mỹ có bằng cử nhân, thông thường chỉ kiếm được 2,3 triệu USD, không phải một năm mà là trong suốt cuộc đời”, New York Times so sánh.

Dữ liệu chính thức của Equilar, đơn vị được New York Times thuê để điều tra lương, thưởng của các CEO Mỹ cho thấy, trong năm 2011, bất chấp kinh tế khó khăn thu nhập của 100 CEO có thù lao cao nhất vẫn tăng 2% so với 2010. Trung bình mỗi CEO trong nhóm này bỏ túi khoảng 14,4 triệu USD, vượt nhiều lần mức lương trung bình 45.230 USD của người Mỹ.

Nghiên cứu của Equilar được thực hiện trên cơ sở báo cáo chính thức tính đến thời điểm 30/3/2012 của các công ty đã niêm yết có doanh thu hơn 5 tỷ USD. Số liệu thống kê bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản thưởng tiền mặt, tiền phụ cấp, thưởng bằng cổ phiếu và quyền chọn.

Không chỉ Apple đưa ra đãi ngộ “khủng” cho CEO, tập đoàn bán lẻ J. C. Penney cũng khiến nhiều đối thủ phải sửng sốt khi chi tới 53,3 triệu USD nhà lãnh đạo của mình là Ronald B. Johnson. Với mức thù lao này, ông Johnson xếp thứ 3 trên BXH 100 CEO có thù lao cao nhất.

Có điều thú vị là ông Johnson chỉ vừa mới về đầu quân cho hãng bán lẻ này sau khi rời bỏ chức Phó chủ tịch phụ trách bán lẻ của Apple hồi năm ngoái. Khi ra đi, ông đã từ bỏ lượng cổ phiếu trị giá 101 triệu USD chưa được lĩnh của “trái táo”. Nhưng đổi lại J. C. Penney đã chi “nóng” ngay cho ông 52,6 triệu USD cũng dưới dạng cổ phiếu.

Một số gương mặt đáng chú ý khác trong Top 10 trên BXH còn có Lawrence J. Ellison của Oracle với 77,6 triệu USD, Robert A. Iger của Walt Disney với 31,4 triệu USD và Alan R. Mulally của Ford Motor với 29,5 triệu USD. 

 

10 CEO có thù lao cao nhất nước Mỹ 2011

STT

Họ tên

Công ty

Thu nhập
(triệu USD)

1

Timothy D. Cook

Apple 

378

2

Lawrence J.Ellison

Oracle 

77,6

3

Ronald B.Johnson

 J.C. Penney 

53,3

4

Philippe P.Dauman

Viacom 

43,1

5

David M. Cote

Honeywell International 

35,3

6

Robert A. Iger

Walt Disney 

31,4

7

Stephen I. hazen

Occidental Petroleum 

31,7

8

Clarence P.Cazalot Jr.

Marathon Oil 

29,9

9

Alan R. Mulally

Ford Motor 

29,5

10

K.Rupert Murdoch

News Corp.

29,4

Theo Dân trí 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm