| Hotline: 0983.970.780

Gian nan đưa nước sinh hoạt về vùng sâu Kà Nâu

Thứ Tư 28/08/2019 , 10:15 (GMT+7)

Kà Nâu là làng vùng sâu thuộc xã Canh Liên (huyện Vân Canh), một trong những vùng đất cực khó của tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây sống giữa cơ cực bủa vây, thiếu thốn tứ bề.

16-24-56_1
Các thành viên trong đoàn vất vả vác ống đi đến điểm đầu nguồn suối Túa dẫn nước về làng Kà Nâu.

Mấy tháng qua, hàng trăm người dân làng Kà Nâu phải gánh chịu thêm nỗi khổ không có nước sinh hoạt, bởi công trình dẫn nước do huyện Vân Canh xây dựng bị “tắc”, không thể đưa nước về làng. Bây giờ, nhờ đường ống dẫn nước do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Định phối hợp với Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam thực hiện, đã mang đến cho người dân làng Kà Nâu niềm vui khôn tả.

Những ngày qua, không khí ở làng Kà Nâu rộn vui khác thường, dù trong làng không có hội hè gì. Hỏi ra thì biết, người dân ở đây vừa đón nhận niềm vui nước sinh hoạt đã về tận làng. Vui nhất là cánh phụ nữ, bởi họ đã được “giải phóng” cảnh mang từng chiếc thùng, từng can nhựa ra suối lấy nước về để gia đình sinh hoạt hàng ngày.

Trưởng làng Kà Nâu Đinh Văn Rưng, cho biết: “Làng có gần 70 hộ dân với trên 220 nhân khẩu. Những năm trước đây, người làng chủ yếu sử dụng nước từ công trình dẫn nước do UBND huyện Vân Canh xây dựng. Nhưng mấy tháng vừa qua, giữa thời tiết nắng nóng đến cháy người mà nguồn nước từ công trình dẫn nước bị cạn kiệt, nước không thể chảy về bể.

Để có nước sinh hoạt, những thành viên trong mỗi gia đình phải thay nhau đi bộ ra suối múc từng can nước. Sau cả ngày lao động làm rẫy cực khổ, chiều về lẽ ra người làng được ngả lưng nghỉ ngơi, nhưng vì mối lo nước sinh hoạt mà phải lặn lội ra suối múc nước”.

16-24-56_2
Đặt đường ống dẫn nước về làng Kà Nâu.

Để đưa được nước về làng, người dân làng Kà Nâu đã phải phát rừng, dọn sẵn con đường đi đến điểm đầu nguồn suối Túa. Đoạn đường không xa, nhưng với những con dốc “dựng đứng”, người đi phải bấu chặt các ngón chân xuống mặt đường lồi lõm đá núi, tay bấu chặt những bụi cây ven đường mới có thể vững chân.

Lần dò từng bước, các thành viên trong lực lượng Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định và các đoàn viên thanh niên của Cty CP Chăn nuôi CP Việt Nam phải “mướt mồ hôi” mới đến được đầu nguồn suối Túa. Càng cơ cực hơn khi các thành viên trong đoàn vượt đoạn đường cơ cực nói trên mà còn phải mang, vác lỉnh kỉnh đường ống, cuốc, xẻng.

Để đưa được nước sạch từ đầu nguồn suối Túa về làng Kà Nâu, các đoàn viên đã xây tại điểm đầu nguồn suối Túa 1 cái bể chứa nước bằng xi măng, sau đó bắt đường ống dẫn nước dài 1,5km nối từ bể nước chạy về làng. Từ đây, nước theo đường ống chảy về các bể chứa được bố trí trong làng. Chiều 11/8 vừa qua, nguồn nước suối Túa đã chảy về đầy ắp các bể chứa, người làng Kà Nâu hồ hởi đến lấy.

Anh Lương Đình Tiên, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định, cho biết: “Hệ thống dẫn nước này do Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam thực hiện với kinh phí 200 triệu đồng. Công trình này là một phần công sức nhỏ bé của mỗi ĐVTN đóng góp nhằm để làm vơi bớt khó khăn cho đồng bào làng Kà Nâu”.

16-24-56_3
Người làng Kà Nâu góp tay với các ĐVTN làm công trình đưa nước về làng.

Địu con ra tắm gội tại bể nước của làng, chị Định Thị Man (36 tuổi), phấn khởi chia sẻ: “Có đường ống đưa nước từ suối Túa về đến làng rồi, bà con không còn phải đi xa lấy nước mỗi ngày nữa, vui trong bụng lắm. Nước trong các bể chứa trong làng lúc nào cũng đầy nước, bà con vô tư lấy về nhà dự trữ để có nước sinh hoạt trong mùa khô hạn. Có gạo, có bắp, có sắn để ăn mà không có nước sinh hoạt thì khổ lắm. Công trình dẫn nước của thanh niên đã giúp dân làng cải thiện đời sống. Đồng bào trong làng cám ơn các anh hết lòng vì đã không ngại gian khổ về tận đây xây dựng công trình và rất cảm kích trước sự quan tâm của các đơn vị...”.

“Công trình dân nước sinh hoạt về làng Kà Nâu là một trong nhiều hoạt động trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2019. Mỗi mùa chiến dịch đi qua, những công trình, những phần việc đầy ý nghĩa, những tình cảm lưu lại tại nơi có hoạt động tình nguyện hè đã khẳng định kết quả của chiến dịch thanh niên tình nguyện hè của tuổi trẻ Bình Định”, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định Nguyễn Xuân Vĩnh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm