| Hotline: 0983.970.780

Giống nhãn kháng bệnh chổi rồng

Thứ Hai 06/07/2015 , 09:41 (GMT+7)

Ông Ba Xê đang tạm gọi giống nhãn “lạ” là nhãn Phú Tây, trong khi chờ viện xác định “tên tuổi” chính xác của giống.

Năm 2012, thời điểm bệnh chổi rồng đang bộc phát thành dịch, nhà vườn Ba Xê (ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) tình cờ phát hiện trong số nhiều giống nhãn được trồng thử nghiệm trong vườn nhà có 2 cây nhãn không bị nhiễm bệnh.

Để nhân rộng và thử nghiệm thêm cho chắc ăn, ông Ba Xê ghép giống nhãn “lạ” này vào 60 gốc nhãn tiêu da bò đang bị bệnh chổi rồng và ghi nhận được kết quả thú vị: Các nhánh ghép hoàn toàn không bị bệnh trong khi chồi mọc ra từ gốc ghép bị nhiễm bệnh nặng.

Bước tiếp theo, ông thử xử lý ra bông, kết trái 10 cây nhãn “lạ” để đánh giá năng suất và chất lượng trái. Kết quả cho thấy, cây cho trái sai, ngọt và thơm; được người tiêu dùng chấp nhận.

Được biết, thông qua Phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT Sóc Trăng), ông đã gửi mẫu đến Viện Cây ăn quả miền Nam để giám định. Ông Ba Xê đang tạm gọi giống nhãn “lạ” là nhãn Phú Tây, trong khi chờ viện xác định “tên tuổi” chính xác của giống.

Qua khảo sát của Phòng NN-PTNT huyện Kế Sách, cho thấy, giống nhãn trên có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và cách xử lý ra hoa tương tự như nhãn tiêu da bò. Dạng hình lá gần giống với nhãn tiêu da bò nhưng lá hơi lớn hơn, xanh và bóng hơn. Màu sắc, kích thước trái, độ dày cơm gần giống với nhãn tiêu da bò.

Tuy nhiên, giống nhãn mới có mùi thơm hơn khi chín (giống mùi của long nhãn), vỏ trái và cơm trái không dai bằng nhãn tiêu da bò. Đặc biệt, giống nhãn này có đặc điểm nổi trội là không bị nhiễm bệnh chổi rồng trong hơn 3 năm theo dõi vừa qua.

Các cơ quan chuyên môn ở tỉnh Sóc Trăng đang phối hợp cùng chủ giống nhãn mới tiếp tục theo dõi tính ổn định về sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái; khảo sát thêm các đặc điểm hình thái, sinh học, tính chống chịu sâu bệnh của giống nhãn này trước khi giới thiệu đến các nhà vườn.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.