| Hotline: 0983.970.780

Giống nho NH01-152, vượt trội về năng suất, chất lượng

Thứ Hai 14/05/2018 , 10:10 (GMT+7)

NH01-152 là giống nho ăn tươi chất lượng cao nên khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh khá...

Với ưu điểm vượt trội các giống nho khác về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh và nóng, hạn, giống nho mới NH01-152 do Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp VN) chọn tạo đã mở ra triển vọng cho người sản xuất.

10-13-03_img_2274
Giống nho mới NH01-152 cho hiệu quả kinh tế cao

Ninh Thuận là địa phương có điều kiện khô nóng nhất nước, nơi đây cũng rất nổi tiếng với sản phẩm nho. Cây nho được du nhập từ những năm 1960 và được SX thành hàng hóa vào những năm 1980 với các giống có xuất xứ từ Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp...

Mặc dù diện tích trồng nho chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nhưng giá trị kinh tế của cây nho chưa kể chế biến và các dịch vụ khác đi kèm chiếm khoảng 13,6% tổng giá trị SXNN, chứng tỏ nho là cây giúp người dân làm giàu.

TS Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố cho biết: "Hiện cơ cấu giống nho của Ninh Thuận rất nghèo nàn, chủ yếu là giống nho Red Cardinal (nhập vào VN từ thập niên 60) và giống nho NH01-48 do viện chúng tôi chọn tạo và được công nhận năm 2002. Việc canh tác giống cũ dẫn đến dễ nhiễm sâu bệnh hại, sản phẩm chưa đa dạng... Trước thực trạng đó, viện đã nghiên cứu và chọn tạo thành công giống nho mới NH01-152".

Ông Phạm Văn Phước, GĐ Trung tâm Tư vấn và phát triển công nghệ (Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) cho biết: Giống NH01-152 có nhiều đặc điểm nổi trội hơn các giống nho đang trồng tại Ninh Thuận như thời gian cắt cành đến thu hoạch từ 115 – 130 ngày, hình dạng quả bầu dài, khả năng sinh trưởng khá, phù hợp trồng thâm canh.

NH01-152 là giống nho ăn tươi chất lượng cao nên khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh khá. Quả to, khối lượng quả từ 5,5 – 6,5gram, chùm quả lớn, dạng chùm thon dài, khối lượng chùm từ 0,5 – 1,5kg/chùm, quả ít hạt chỉ từ 1 – 2 hạt/quả.

Tiềm năng năng suất từ 12 – 16 tấn/ha/vụ, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 20 tấn/ha/vụ, độ đường cao từ 14 – 17 độ brix. Quả vỏ dày, thịt quả chắc, giòn, hương vị thơm nhẹ có đặc trưng riêng.

Đặc biệt, giai đoạn ra hoa mặc dù thời tiết nắng nóng gắt nhưng cây vẫn đậu được quả. Khi gặp mưa cũng khó tụt bông. Khi chín trái màu đỏ, mẫu mã đẹp, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Giá thu mua tại vườn từ 90 – 120 nghìn đồng/kg, cao gấp 2 – 3 lần giống nho Red Cardinal và nho NH01- 48.

Ông Phan Công Kiên cho biết thêm, giống nho NH01-152 là kết quả đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống nho ăn tươi giai đoạn 2006 - 2010 tại Ninh Thuận”. Năm 2013, sau giai đoạn chọn tạo, viện đã phối hợp với Sở KHCN Ninh Thuận triển khai SX thử nghiệm và chuyển giao quy trình thâm canh nho NH01-152 theo hướng VietGAP. Thông qua mô hình, viện đã tổ chức các lớp hội thảo giới thiệu giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác đến người nông dân...

Đến nay, sau 5 năm trồng thử nghiệm, khảo nghiệm, giống nho NH01-152 đã khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội, được chính quyền và người dân đánh giá cao. Từ vài mô hình ban đầu, bà con đã phát triển lên 5ha SX theo VietGAP. Ngoài ra, nho NH01-152 cũng được viện trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và cho kết quả rất tốt.

“Để SX đạt hiệu quả cao, người trồng phải lưu ý mắt ghép của giống nho NH01-152 ghép trên gốc giống nho dại tại địa phương. Viện đã hoàn thiện quy trình canh tác và các thủ tục để trình Bộ NN-PTNT công nhận SX tạm thời và xúc tiến xác lập sở hữu trí tuệ giống nho NH01-152", ông Phan Công Kiên chia sẻ.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm