| Hotline: 0983.970.780

Giúp trẻ đầy lùi bệnh chàm sữa

Chủ Nhật 07/08/2016 , 13:20 (GMT+7)

Tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng bệnh khiến trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ,...

Bệnh chàm ở trẻ em còn gọi là chàm sữa, hoặc lác sữa. Chàm sữa là tình trạng viêm da mạn tính rất hay tái phát, thường xảy ra ở trẻ nhỏ có tiền sử bản thân hay gia đình có cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Bệnh nhi cần được điều trị và chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bội nhiễm và hạn chế tái phát.

Chàm sữa phổ biến ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi có đặc tính không lây. Tổn thương da ở vị trí điển hình ở 2 má.

Chàm sữa được phân loại: Cấp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mày, ngứa dữ dội. Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang - dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm. Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Chàm sữa có đặc điểm sang thương: khởi đầu hồng ban, sẩn, mụn nước, rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

Khi bị chàm sữa, trẻ có biểu hiện khởi đầu là mảng hồng ban, sẩn, mụn nước; rịn nước, đóng mày, tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, có thể lan đến cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi. Bệnh nặng có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

Tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng bệnh khiến trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém, vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, trẻ hay cào gãi gây trầy xước da, chảy máu dẫn đến bội nhiễm.

Khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh chàm sữa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và được hướng dẫn dùng thuốc an toàn.

Thường xuyên vệ sinh cá nhân, vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh đổ mồ hôi ẩm ướt, lau rửa người bằng nước ấm, nên cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da thông thoáng, thay quần áo thường xuyên. Nhà ở phải thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không nuôi chó, mèo. Không để nhiệt độ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm quá thấp, vệ sinh đệm, chăn, gối, giường ngủ của trẻ hàng ngày.

Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chỉ kiêng cữ một số thực phẩm nghi ngờ có tính chất gây dị ứng có thể làm bệnh chàm của bé nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước.

Tránh gãi ngứa, chà xát, nên cắt ngắn móng tay để tránh bé gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Nên đi găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Không nên tự ý sử dụng thuốc, nhất là thuốc bôi có chứa corticosteroids. Không nên cho bé tiêm chủng trong thời gian điều trị vì có thể làm bệnh nặng thêm.

Lưu ý: Đối với trẻ bị bệnh chàm, cha mẹ cần chú ý tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng như: Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí ô  nhiễm, vật nuôi như chó mèo); Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc...  để tránh làm bệnh nặng thêm đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh chàm ở trẻ.

(Kiến thức gia đình số 30)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất