| Hotline: 0983.970.780

Google Doodle hôm nay

Google Doodle hôm nay 14/4: Hang Sơn Đoòng

Thứ Năm 14/04/2022 , 08:34 (GMT+7)

Nhân kỉ niệm ngày phát hiện ra hang Sơn Đoòng, google doodle hôm nay 14/4/2022 đã có cập nhật mới để tôn vình sự kiện này.

Google Doodle hôm nay 14/4: Hang Sơn Đoòng

Google Doodle hôm nay 14/4: Hang Sơn Đoòng

Google tôn vinh hang Sơn Đoòng

Để kỷ niệm ngày chính thức phát hiện ra hang Sơn Đoòng - ngày 14/4/2009, Google đã cập nhật một doodle đặc biệt trên trang chủ nhằm tôn vinh hang động tự nhiên khổng lồ này.

Theo Google chia sẻ, ẩn mình sâu trong những khu rừng hẻo lánh của Công viên Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, là một "hiện tượng tự nhiên vô song" trên Trái đất, đó chính là hang Sơn Đoòng khổng lồ.

Google Doodle hôm nay thể hiện khung cảnh hố sụt khổng lồ nằm sâu trong hang, với ánh nắng chiếu rọi làm sáng bừng khung cảnh hang với nhiều sắc thái xanh của núi rừng.

Cả một khu rừng nguyên sinh phát triển mạnh mẽ ngay trong hang động kỳ vĩ này khiến bất cứ du khách nào tới Sơn Đoòng cũng phải kinh ngạc, kể cả những nhà thám hiểm dày dặn kinh nghiệm.

Thông qua doodle về hang Sơn Đoòng lần này, Google tiếp tục câu chuyện lan tỏa giá trị văn hóa, di sản đặc sắc của Việt Nam ra thế giới; đây cũng là một trong những hoạt động quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế và du lịch Việt Nam sau đại dịch.

Google doodle hôm nay 14/4 sẽ hiển thị trên 17 quốc gia và lãnh thổ, bao gồm: Việt Nam, Virgin Islands (lãnh thổ Hoa Kỳ), Vương quốc Anh, Romania, Thụy Điển, Hy Lạp, Singapore, Argentina, Chile, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Cộng hòa Guatemala, Cộng hòa Honduras, Mexico, Cộng hòa Moldova, Thụy Điển, Thái Lan.

Khi người dùng chạm vào google doodle, người dùng sẽ được dẫn tới trang tìm kiếm về hang Sơn Đoòng.

Tìm hiểu về Hang Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng là một hang động tự nhiên tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình của Việt Nam. Đây được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới từng được biết đến.

ang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam gần biên giới với Lào.

New York Times từng xếp hạng hang Sơn Đoòng vào vị trí thứ 8 trong 52 địa danh thuộc danh sách những nơi nên đến năm 2014.

Các chuyên gia địa chất, hang Sơn Đoòng được ước tính hình thành cách đây khoảng 2 - 5 triệu năm. Năm 1990, một người nông dân địa phương tên Hồ Khanh đã tình cờ phát hiện lối vào của hang trong một lần tìm chỗ trú mưa.

Năm 2008, Hồ Khanh đã tìm đường quay trở lại hang và cho đến năm 2009, ông đã đưa kỳ quan thiên nhiên này ra ánh sáng khi trở lại cùng với Howard và Deb Limbert của Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh.

Hồ Khanh, người khám phá ra hang Sơn Đoòng đầu tiên

Hồ Khanh, người khám phá ra hang Sơn Đoòng đầu tiên

Các nhà thám hiểm đã tiến hành cuộc khảo sát chính thức đầu tiên tại hang động và kết luận rằng, đây chính là hang động lớn nhất thế giới.

Kết quả khảo sát cho thấy, bên trong hang Sơn Đoòng, với độ lớn đủ chứa cả một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố, các nhà khoa học đã khám phá ra vô số kỷ lục về thành tạo địa chất, bao gồm ngọc trai đá vôi lớn nhất thế giới, thạch nhũ cao nhất thế giới...

Ngoài ra, tại những hố sụt khổng lồ nằm sâu hơn trong hang, nơi mà ánh sáng mặt trời và mưa nuôi dưỡng hai hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các nhà thám hiểm đã phát hiện ra đây là nơi sinh sống của cáo bay - loài khỉ duy nhất trên thế giới sống dưới lòng đất và cá trắng không mắt.

Khu rừng nhiệt đới tại đây đang phát triển mạnh và trải rộng. Nó thậm chí còn có hệ thống thời tiết địa phương riêng.

Vào năm 2019, 3 thợ lặn người Anh đã chứng minh rằng, vẫn còn nhiều điều cần khám phá tại hang động khổng lồ này sau khi tìm thấy một đường hầm dưới nước nối Sơn Đoòng với một hang động khác.

Google Doodle là biểu tượng đặc biệt, hình ảnh khác nhau thay thế tạm thời cho biểu tượng, logo của Google.

Thay vì logo truyền thống với dòng chữ "Google" khô khan thì đội ngũ thiết kế của hãng đã biến tấu nó thành những hình ảnh hài hước, vui vẻ, ý nghĩa nhằm nhắc nhở mọi người về các ngày lễ hội, kỷ niệm hay sự kiện đặc biệt của thế giới.

Việc này không chỉ đóng góp không nhỏ vào việc "phổ cập" kiến thức theo cách thông minh mà nó còn tạo cho người dùng thói quen chờ Google Doodle xem "hôm nay có gì mới".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm