| Hotline: 0983.970.780

Gương hy sinh chữa cháy rừng

Thứ Tư 04/06/2014 , 09:04 (GMT+7)

Bất chấp lửa rừng ngùn ngụt cháy, khói, lửa, bụi than trùm kín cả khu vực rộng lớn, anh Công đã dùng tính mạng của mình kiên trì dùng cành lá xông vào dập lửa. 

* Cần xem xét chế độ liệt sỹ cho anh Trần Bá Công

Có mặt tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), sau 9 ngày anh Trần Bá Công hy sinh trong lúc chiến đấu với giặc lửa để bảo vệ rừng, tận mắt nhìn thấy vẻ mặt hốc hác, giàn giụa nước mắt của chị Trần Thị Sáu (vợ anh Công) bên cạnh 3 đứa con thơ đang tuổi ăn, tuổi học, chúng tôi không khỏi xót xa.

Vừa nghe chúng tôi hỏi chuyện về người chồng quá cố của mình, chị Sáu đã bật khóc. Chị đi vội xuống căn bếp dột nát phía sau nhà để giấu kín nỗi đau đớn đang trào dậy trong lòng.

Phải đợi một lúc khá lâu, chị mới quay trở lại bàn, miễn cưỡng tiếp chúng tôi. Gạt những giọt nước mắt đang lăn dài trên gò má gầy gò, cậu con trai út mới 5 tuổi đi chân đất, đôi mắt trong veo cứ đăm đăm nhìn mẹ và nó không hiểu mẹ mình làm sao cứ khóc mãi như vậy. Chị Sáu nói trong nước mắt:

- Lúc đó gần 12 giờ trưa, ngày 25/5/2014, vừa ăn cơm xong thì chồng tui nhận được lệnh điều động đi chữa cháy của lãnh đạo xã. Ngoài trời lúc đó nắng rất gay gắt, nhiệt độ khoảng trên 40 độ C... nên thấy chồng uống vội bát nước chè rồi lấy xe máy đi ngay làm tui lo ngay ngáy. Linh tính báo trước sẽ có điều chẳng lành nên cả buổi trưa tui thấy bồn chồn không yên.

Đến gần cuối buổi chiều khi nghe ồn ào ngoài cửa tui mới biết tai họa đã giáng xuống gia đình mình. Xác chồng tui được đưa về nhà trên mặt có nhiều vết bầm dập, tím tái, tóc bị cháy sém, áo quần lấm lem than bụi và khói... Lúc đó tui như bị phát điên, phát cuồng, trời đất quay cuồng nghiêng ngả. Tui hét lên rồi ngã lăn xuống nền đất bất tỉnh...

Anh Vinh, anh trai của anh Trần Bá Công cho biết: "Nhận được hung tin là chú Công bị chết ngạt khi đang dập lửa cứu rừng, tôi cùng với một người anh họ lập tức lên hiện trường. Nhìn thấy em trai tôi tím tái, đen nhẻm tro bụi dính khắp người đang nằm trên mặt đất trong tư thế một chân duỗi, một chân co dưới ánh nắng chiều đang thiêu đốt mà không cầm lòng được.

Lúc đó, mấy anh dân quân tự vệ đang xúm lại tìm mọi cách cấp cứu cho Công, cho biết: Bất chấp lửa rừng ngùn ngụt cháy, khói, lửa, bụi than trùm kín cả khu vực rộng lớn, Công vẫn dũng cảm, kiên trì dùng cành lá xông vào dập lửa. Khi phát hiện thấy Công ngã xuống ngất xỉu tại chỗ, mọi người dừng tay chạy lại rồi dìu Công ra khỏi hiện trường để cấp cứu. Nhưng mới đi xuống núi được khoảng 700 mét thì Công đã trút hơi thở cuối cùng".

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Bảo Thành cho biết: "Vào lúc 3 giờ 30 phút, ngày 25/5 người dân xã Bảo Thành phát hiện cháy rừng trên địa bàn xã Thượng Sơn, huyện Đô Lương nên báo cho UBND xã. Chúng tôi lập tức thông báo cho nhân dân và lực lượng vũ trang trong toàn xã biết đồng thời phân công cán bộ đến khu vực rừng thuộc Tiểu khu 893 để cứu rừng.

Cháu Trần Thị Nhật Anh, con gái anh Trần Bá Công là học sinh lớp 9 Trường THCS Bảo Thành (năm học 2013-2014) cùng một lúc giành 3 giải thưởng của huyện Yên Thành gồm giải Ba học sinh giỏi toán lớp 9; giải Ba cuộc thi Tiếng Anh trên Internet; giải Khuyến khích Tiếng Anh lớp 9. Năm học 2013-2014 cháu đạt danh hiệu “Học sinh giỏi toàn diện” của Trường THCS Bảo Thành.

Chúng tôi vừa tham gia dập lửa, vừa mở đường băng cản lửa cho nên đến 9 giờ sáng đám cháy cơ bản đã được dập tắt. BCH phân công 4 đồng chí ở lại canh gác đề phòng cháy lại, còn lại tạm rút về nghỉ ngơi.

Đến 11 giờ 30 phút, gió thổi mạnh nên lửa bùng phát trở lại tại đám cháy cũ, chúng tôi lại điều động lực lượng chữa cháy quay trở lại. Nhưng do giữa trưa, trời nắng nóng, gió thổi mạnh, đám cháy lan rộng ngoài khả năng chữa cháy của xã nên UBND xã Bảo Thành xin cấp trên chi viện. Nhờ đó, chúng tôi đã khống chế được lửa.

Đến 16 giờ 10 phút, do gió to đổi hướng, thấy lửa bùng phát trở lại ngày một lớn, đồng chí Trần Bá Công đã cùng với lực lượng chữa cháy của xã, dũng cảm bất chấp mọi hiểm nguy kiên quyết ngăn không cho đám cháy lan rộng.

Khói, bụi than và nhiệt độ của trời nắng cộng với nhiệt độ của đám cháy quá lớn đã khiến Công kiệt sức và bị ngất xỉu tại chỗ. Mặc dù đã được cán bộ trạm y tế xã và mọi người cấp cứu ngay tại chỗ nhưng đồng chí Công đã trút hơi thở cuối cùng trong sự thảng thốt của mọi người... UBND xã đã phối hợp với các các cơ quan chức năng và gia đình đưa anh Công về nhà lo tang lễ".

Chủ tịch xã Bảo Thành còn cho biết: "Là bộ đội xuất ngũ nên anh Trần Bá Công được giao nhiệm vụ làm thôn đội trưởng, kiêm lực lượng PCCCR của xã. Hoàn cảnh gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình làm nông nghiệp với 2 sào ruộng khoán. Hai vợ chồng phải chăn nuôi thêm bò và gà, vịt, tổng thu nhập mỗi năm chỉ được khoảng 20 triệu đồng.

Là lao động chính, trụ cột của gia đình, anh đột ngột ra đi ở tuổi 42, gánh nặng gia đình để lại trên vai người vợ đau yếu là 2 bố mẹ già và 3 đứa con còn nhỏ dại (cháu đầu học xong lớp 9, cháu thứ 2 đang chuẩn bị lên lớp 8, cháu thứ 3 đang học mẫu giáo) nên sắp tới sẽ vô vùng khó khăn. Chúng tôi mong muốn anh Công được các cấp có thẩm quyền xem xét cho hưởng chế độ liệt sỹ".

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm