| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Phòng chống đói rét cho gia súc

Thứ Năm 24/11/2016 , 08:16 (GMT+7)

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rét đậm, rét hại đối với đàn gia súc trong vụ đông xuân 2016 - 2017, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Sở NN-PTNT và UBND 11 huyện, thành phố triển khai các biện pháp chủ động phòng chống.

10-33-38_nguoi-dn-x-cn-ty-huyen-qun-b-tn-dung-vt-lieu-lm-o-khoc-chong-ret-cho-gi-suc
Tận dụng vật liệu bỏ đi làm áo khoác chống rét cho trâu bò
 

Theo đó, các huyện, thành phố xây dựng và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống đói rét và dịch bệnh trên đàn gia súc, phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo và các phòng ban chức năng của huyện phụ trách từng xã, thị trấn.

Các thành viên trong Ban chỉ đạo và các phòng chức năng của huyện, thành phố phải trực tiếp xuống cơ sở để phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn triển khai cụ thể các biện pháp phòng chống đói rét đối với đàn gia súc.

Các hộ chăn nuôi phải có chuồng nuôi nhốt gia súc và chuồng trại phải đảm bảo giữ ấm được cho gia súc khi trời lạnh giá. Đảm bảo tốt công tác dự trữ thức ăn cho đàn gia súc, kể cả thức ăn thô xanh và thức ăn tinh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Các xã, thị trấn tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ chăn nuôi trên địa bàn chưa có chuồng trại nuôi nhốt gia súc hoặc chuồng không có khả năng giữ ấm cho gia súc trong mùa đông để có biện pháp nhằm hỗ trợ hộ nghèo và hộ khó khăn trong công tác làm chuồng cho gia súc. Chỉ đạo các trưởng thôn bản, các đoàn thể ở địa phương, cán bộ khuyến nông cơ sở thực hiện công tác hướng dẫn, đôn đốc người dân trong công tác dự trữ thức ăn và giữ ấm cho gia súc.

Cụ thể, các hộ chăn nuôi trâu, bò cần tận dụng các loại bao tải, phông bạt... làm áo khoác chống rét cho gia súc, nhất là đối với bê nghé và gia súc già yếu. Sử dụng các loại vật liệu sẵn có như tấm ni lông, bao tải, lá cọ... để che chắn chuồng trại chống gió lùa. Làm tốt công tác dự trữ thức ăn cho gia súc trong suốt mùa đông. Lượng thức ăn thô xanh (rơm khô, cỏ ủ chua, cỏ tươi...) cần đảm bảo tối thiểu trong cả mùa đông từ 1 - 1,2 tấn/con, lượng thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo, bột sắn...) từ 30 - 50 kg/con. Những ngày nhiệt độ xuống thấp, các hộ chăn nuôi cần tận dụng các loại vật liệu sẵn có như trấu, lõi ngô, củi... để đốt sưởi giữ ấm cho gia súc.

Những ngày xảy ra rét hại (nhiệt độ xuống dưới 12oC) không chăn thả gia súc ngoài trời và không cho gia súc làm việc. Định kỳ phun thuốc khử trùng, vệ sinh chuồng trại và xung quanh khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Khi có trường hợp trâu, bò chết bất thường không rõ nguyên nhân cần phải báo ngay cho cán bộ thú y xã, phường để xác định nguyên nhân và có các biện pháp xử lý theo quy định.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.