| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội chính thức chốt trường đua xe F1 rộng hơn 88 ha

Thứ Hai 04/03/2019 , 16:29 (GMT+7)

Trường đua xe công thức một (F1) của Hà Nội có tổng mặt bằng 88,09 ha, trong đó có đường đua, trung tâm điều hành và khán đài…

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết đường đua công thức 1 – Grand Prix Hà Nội tỷ lệ 1/500. Theo đó, khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính các phường Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì, Phú Đô (quận Nam Từ Liêm).

Phía Đông của trường đua là trục đường Lê Quang Đạo (giáp các khu đất Cung Thể thao dưới nước, Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam, Cung Hữu nghị Việt – Trung); phía Tây Bắc giáp Trung tâm Đào tạo vận động viên cấp cao, đường Tân Mỹ và khu sân tập bóng đá; phía Tây Nam giáp sông Nhuệ; phía Nam tiếp giáp khu vực dân cư Phú Đô và chợ Phú Đô.

Hà Nội đang gấp rút làm đường đua xe công thức một quanh Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình. Dự kiến trặng đua ở Hà Nội sẽ diễn ra vào tháng 4/2020.

Trên tổng diện tích đất quy hoạch 88,09 ha sẽ chia thành khu vực chức năng gồm: Sân vận động quốc gia, quảng trường trước sân vận động, học viện golf, Bưu điện Từ Liêm được giữ nguyên.

Đối với khu sân vận động trung tâm và đất xây dựng học viện golf được nghiên cứu sử dụng làm các khu vực tổ chức sự kiện. Theo quy hoạch, Hà Nội sử dụng một phần diện tích ở phía nam và một phần diện tích sân đường phía trước của sân vận động làm khu khán đài lắp ghép và đường đua phụ phục vụ đường đua chính.

Khu chức năng xây dựng mới phục vụ đường đua F1, gồm: Các đường đua, trung tâm điều hành, khán đài, khu vực chung, khu vực hỗ trợ, khu vực tổ chức sự kiện  các hạng mục công trình như nhà pit building cao 3 tầng, cầu vượt qua đường đua, trung tâm phát sóng, lưu trữ, trung tâm y tế, kho, bãi đỗ xe cho các đội đua, khán đài, bãi đỗ trực thăng…

Tuyến đường đua có chiều dài 5,574km (bề rộng đường từ 12m đến 15m), chủ yếu chạy trên khu vực đường hiện trạng có chiều dài khoảng 4km sẽ được cải tạo kết cấu lớp mặt đường để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đua; đoạn đường đua còn lại khoảng 1,5km sẽ được đầu tư xây dựng mới.

Các hạng mục công trình phục vụ giải đua phải được thiết kế theo ý tưởng từ Hoàng thành Thăng Long kết hợp với giải pháp kiến trúc hiện đại, không làm thay đổi tổ chức không gian, cảnh quan chung của khu vực và hài hoà với các công trình thể thao trong Khu Liên hợp thể thao quốc gia.

Phương án cũng nêu rõ, khi không tổ chức đua xe, các tuyến đường đua vẫn được phục vụ giao thông bình thường của người dân.

Dự kiến, đường đua sẽ được hoàn thành và đáp ứng mục tiêu tổ chức đăng cai giải đua xe F1 vào tháng 4/2020.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm