| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội dồn lực phục hồi rau màu sau bão số 3

Thứ Năm 19/09/2024 , 09:11 (GMT+7)

Bão số 3 và mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho rau màu tại Hà Nội, ngành nông nghiệp đang dồn lực chỉ đạo khôi phục sản xuất, đảm bảo nguồn cung.

Sau khi bão số 3 càn quét, Hà Nội thiệt hại nặng nề trên nhiều diện tích rau màu. Hiện, Sở NN-PTNT Hà Nội đang khẩn trương chỉ đạo các địa phương dồn lực hỗ trợ bà con phục hồi sản xuất để đảm bảo nguồn cung rau xanh cho người tiêu dùng.

Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại (bên trái) cùng Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn và Chi cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lưu Thị Hằng kiểm tra việc khôi phục sản xuất rau màu tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Ảnh: Hoài Thơ.

Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại (bên trái) cùng Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn và Chi cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lưu Thị Hằng kiểm tra việc khôi phục sản xuất rau màu tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Ảnh: Hoài Thơ.

Chiều 18/9, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Mê Linh, một trong những địa phương có diện tích trồng rau lớn nhất Thủ đô, chiếm hơn 13% tổng sản lượng rau cung ứng cho thành phố.

Tại cánh đồng thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, ghi nhận cho thấy mưa lũ đã khiến phần lớn diện tích rau màu bị ngập úng, chỉ còn lại bùn đất. Đến nay, nước đã rút trên phần lớn diện tích canh tác và người dân đang tích cực chuẩn bị cho vụ trồng mới.

Sau khi nước lũ rút, bà con bắt tay ngay vào canh tác đất để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ảnh: Hoài Thơ.

Sau khi nước lũ rút, bà con bắt tay ngay vào canh tác đất để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ảnh: Hoài Thơ.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hồng, một nông dân tại thôn Đông Cao, có 7 sào trồng rau củ. Toàn bộ diện tích trồng của bà đã bị ngập sâu nhiều ngày, dẫn đến thiệt hại ước tính từ 30-40 triệu đồng.

"Tôi năm nay gần 60 tuổi, chưa bao giờ thấy nước sông Hồng lên cao như đợt mưa lũ vừa qua. Cả nhà tôi phải đi mua rau để ăn vì mất trắng cả vựa rau. Giờ thì bắt tay vào làm lại từ đầu thôi", bà Hồng chia sẻ.

Người dân thôn Đông Cao đang gieo cây giống rau sau cơn bão lũ lịch sử. Ảnh: Hoài Thơ.

Người dân thôn Đông Cao đang gieo cây giống rau sau cơn bão lũ lịch sử. Ảnh: Hoài Thơ.

Thôn Đông Cao là vựa rau lớn nhất của huyện Mê Linh, cung cấp hàng trăm tấn rau mỗi ngày cho thị trường Hà Nội. Do đó, việc khôi phục sản xuất tại đây được huyện Mê Linh đặc biệt quan tâm.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, cho biết, địa phương đang tập trung chỉ đạo khẩn trương phục hồi sản xuất, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các giống rau ngắn ngày để kịp thời cung ứng cho thị trường.

Gia đình bà Lương Thị Hoà mất trắng hơn 5 sào cà chua và bắp cải gần thu hoạch, hiện đang bắt tay vào làm lại từ đầu. Ảnh: Hoài Thơ.

Gia đình bà Lương Thị Hoà mất trắng hơn 5 sào cà chua và bắp cải gần thu hoạch, hiện đang bắt tay vào làm lại từ đầu. Ảnh: Hoài Thơ.

Đồng thời, huyện cũng huy động các lực lượng hỗ trợ người dân trong quá trình chuẩn bị đất và gieo trồng vụ mới. Bởi nếu không xử lý kịp thời sẽ rất ảnh hưởng đến năng suất toàn huyện. Do vậy, huyện cùng xã và các lực lượng tham gia vào cuộc quyết liệt để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.

Bà con đang tích cực gieo trồng hoa lay ơn. Ảnh: Hoài Thơ.

Bà con đang tích cực gieo trồng hoa lay ơn. Ảnh: Hoài Thơ.

Ông Hoàng Phúc Đông, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bồng Mạc, xã Liên Mạc cho biết thêm, diện tích lúa của xã hơn 181ha đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu không có bão, năng suất vụ mùa có thể đạt hơn 2 tạ/sào, nhưng sau mưa lũ, năng suất dự kiến chỉ còn khoảng 1,5 tạ/sào.

Ngay sau cơn bão qua đi, huyện Mê Linh huy động các lực lượng như: dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia cùng với người dân buộc dựng lại lúa đổ sau để giảm thiểu tối đa thiệt hại năng suất lúa cho người dân. Ảnh: Hoài Thơ.

Ngay sau cơn bão qua đi, huyện Mê Linh huy động các lực lượng như: dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia cùng với người dân buộc dựng lại lúa đổ sau để giảm thiểu tối đa thiệt hại năng suất lúa cho người dân. Ảnh: Hoài Thơ.

Huyện Mê Linh ra quân quyết liệt, nhanh chóng thu hoạch lúa, mời các doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con với mức giá cao hơn bình thường. Ảnh: Hoài Thơ.

Huyện Mê Linh ra quân quyết liệt, nhanh chóng thu hoạch lúa, mời các doanh nghiệp thu mua lúa cho bà con với mức giá cao hơn bình thường. Ảnh: Hoài Thơ.

Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, toàn thành phố có hơn 50.000ha diện tích canh tác vụ mùa 2024 bị ảnh hưởng bởi bão số 3, trong đó có khoảng 30.000ha lúa và 3.000ha rau màu.

Dù thiệt hại lớn, ngành nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất. Hiện, nhiều vùng sản xuất rau đã bắt đầu xuống giống, đảm bảo nguồn cung rau xanh cho Thủ đô trong thời gian tới.

Hiện, nhiều vùng sản xuất rau đã bắt đầu xuống giống, đảm bảo nguồn cung rau xanh cho Thủ đô trong thời gian tới. Ảnh: Hoài Thơ.

Hiện, nhiều vùng sản xuất rau đã bắt đầu xuống giống, đảm bảo nguồn cung rau xanh cho Thủ đô trong thời gian tới. Ảnh: Hoài Thơ.

Riêng tại huyện Mê Linh, vùng rau của địa phương này đóng vai trò quan trọng với hơn 1.000ha diện tích trồng.

Ông Nguyễn Xuân Đại dự kiến, chỉ trong 20 - 25 ngày nữa, sản lượng rau sẽ được phục hồi đáng kể. Các địa phương khác trên địa bàn thành phố cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động nông dân nhanh chóng phục hồi sản xuất để đảm bảo nguồn rau xanh cho thị trường.

Tích tuyên truyền, vận động nông dân nhanh chóng phục hồi sản xuất, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể. 

Tích tuyên truyền, vận động nông dân nhanh chóng phục hồi sản xuất, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất có thể. 

Ngay sau bão, Sở NN-PTNT Hà Nội đã ban hành 6 văn bản chỉ đạo các huyện khôi phục sản xuất. Các địa phương đã bám sát chỉ đạo, huy động mọi lực lượng cùng bà con nông dân vào cuộc, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt là đảm bảo nguồn cung rau xanh đang thiếu hụt nghiêm trọng tại Thủ đô.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.