| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội quyết tâm làm "gạo Hà Nội"

Thứ Sáu 21/05/2010 , 09:59 (GMT+7)

Hà Nội muốn có gạo ngon và trở thành "gạo Hà Nội" thì người sản xuất trước tiên phải lựa chọn vùng sinh thái, cách làm lúa chất lượng một cách đồng bộ, cùng với quy trình kỹ thuật cao...

Hà Nội có khoảng 200.000 ha lúa, tuy nhiên cơ cấu giống lúa chất lượng cao mới chỉ chiếm khoảng 15% diện tích. Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa điều đầu tiên cần quan tâm đó là chất lượng giống lúa.

Hiện nay ở Hà Nội, giống lúa truyền thống, chủ lực vẫn chỉ là Q5 và Khang dân, tuy sản lượng cao nhưng chất lượng gạo không ngon, giá trị thấp. Chính vì vậy tỷ lệ gạo chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng vẫn còn ít.

Vụ xuân năm 2010, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã xây dựng mô hình vùng lúa chất lượng cao, diện tích 600 ha, ở 6 hợp tác xã: Phú Phong, Đại Thắng, Phú Phượng của huyện Phú Xuyên; hợp tác xã Thanh Văn, Tam Hưng, huyện Thanh Oai và hợp tác xã Đồng Phú của huyện Chương Mỹ (mỗi hợp tác xã sản xuất 100 ha). Cơ cấu giống chủ yếu là giống Bắc Thơm số 7: 550 ha, giống SH2: 50 ha.

Qua đi kiểm tra thực tế tại 6 hợp tác xã sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao cho thấy lúa sinh trưởng và phát triển tốt và đã đạt năng suất cao. Việc mở rộng diện tích lúa chất lượng cao của Hà Nội vẫn còn gặp những khó khăn do có những diện tích đất sản xuất manh mún, chưa đồng bộ và "đầu ra" cho sản phẩm chưa ổn định, nông dân vẫn trong tình trạng tự sản, tự tiêu.

Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Công ty Thái Dương, một trong những doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm gạo cho biết: Hà Nội muốn có gạo ngon và trở thành "gạo Hà Nội" thì người sản xuất trước tiên phải lựa chọn vùng sinh thái, cách làm lúa chất lượng một cách đồng bộ, cùng với quy trình kỹ thuật cao thì khâu thu hoạch, phơi sấy bảo quản và chế biến cũng cần phải được quan tâm mới trở thành sản phẩm hàng hoá được.

Chủ trương của Hà Nội trong thời gian tới: Giảm diện tích đối với loại giống có năng suất cao nhưng chất lượng thấp để thay thế giống lúa chất lượng cao và năng suất cao. Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng Hà Nội, cho biết: Để từng bước mở rộng diện tích xây dựng thành vùng sản xuất lúa hàng hoá có chất lượng cao tiến tới xây dựng thương hiệu "gạo Hà Nội" cần có sự vào cuộc của lãnh đạo chính quyền, các sở, ngành có liên quan trong việc tạo ra sự gắn kết giữa "4 nhà".

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.