| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội triển khai cải tạo, xây dựng lại những khu chung cư cũ

Thứ Ba 11/05/2021 , 19:19 (GMT+7)

Các chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm đều tập trung chủ yếu tại các quận nội thành, nội đô lịch sử và có hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp.

Cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội ngày 11/5.

Cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội ngày 11/5.

Nhiều khu chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm

Thực hiện Quyết định số 947-QĐ/TU (ngày 20/4/2021) của Thành ủy Hà Nội về thành lập Ban Chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội, ngày 11/5, Ban Chỉ đạo tổ chức họp phiên đầu tiên, nghe báo cáo Dự thảo quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban Chỉ đạo; nội dung chính Tờ trình của Ban Cán sự đảng UBND thành phố đề nghị Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, thông qua chủ trương "Đề án nghiên cứu, xây dựng khung cơ chế chính sách cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội".

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư (trong đó có 34 khu có diện tích đất từ 2ha trở lên và 42 khu có diện tích đất dưới 2ha) và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.

Các chung cư xuống cấp, nguy hiểm đều tập trung chủ yếu tại các quận nội thành, nội đô lịch sử và có hiện trạng quản lý, sử dụng phức tạp, đan xen trách nhiệm, quyền sử dụng giữa tư nhân, tổ chức, nhà nước. Một số khu có xen kẽ các công trình nhà ở thấp tầng, trụ sở cơ quan, văn phòng, dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế...)...; diện tích căn hộ chung cư cũ nhỏ (dưới 30m2, 30-50m2/căn).

Tình trạng quá tải số người ở tại các căn hộ không đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng. Nhiều hộ dân đã tự cơi nới, sửa chữa, ảnh hưởng kỹ thuật và mỹ quan đô thị, thậm chí còn có hiện tượng cơi nới lấn chiếm không gian chung. Đồng thời, do không được duy tu bảo trì thường xuyên, hệ thống hạ tầng đô thị hư hại, dẫn đến nhiều chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, hư hại nặng, nguy hiểm cho người dân.

Công tác cải tạo vô cùng cấp thiết

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh, công tác cải tạo chung cư cũ là rất quan trọng, cấp thiết. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thành phố đã sát cánh cùng Bộ Xây dựng trong việc sửa đổi bổ sung Nghị định 101/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

"Ngoài ra, còn một số vướng mắc nằm ở Luật Nhà ở và tới đây tổng kết, sửa đổi Luật Thủ đô, cần sửa đổi, bổ sung các nội dung chính sách đặc thù. Trước mắt là tập trung xem xét những vướng mắc còn lại tại Luật Nhà ở, báo cáo Chính phủ, Quốc hội để có nghị quyết cho thành phố thực hiện một số nội dung chưa có trong quy định pháp luật...", Chủ tịch Chu Ngọc Anh nói.

Công tác cải tạo những chung cư cũ, xuống cấp tại Hà Nội là rất quan trọng và cấp thiết.

Công tác cải tạo những chung cư cũ, xuống cấp tại Hà Nội là rất quan trọng và cấp thiết.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Quy chế và phân công nhiệm vụ; các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, 4 đề xuất kiến nghị...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho rằng, cần rà soát lại các khu chung cư cũ đã thực hiện cải tạo, tổng kết các chính sách thời gian qua. Theo ông Đông, hiện tất cả chung cư cũ trên địa bàn thành phố đều đã hết niên hạn sử dụng nên cần tập trung bố trí ngân sách để lập quy hoạch, từ đó kêu gọi chủ đầu tư tham gia.

Trong khi đó, liên quan đến công tác bố trí nguồn vốn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho rằng, thành phố chủ trương xã hội hóa trong thực hiện cải tạo chung cư cũ. Do đó, với những nội dung khó thực hiện, đặc biệt là vấn đề hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; nên chăng thành phố có thể lấy ngân sách bù trừ, để nhà đầu tư tham gia được.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá các ý kiến đóng góp được đưa ra tại cuộc họp rất xác đáng, có trách nhiệm và yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến, tập trung sửa Tờ trình, báo cáo Thường trực Thành ủy để tiếp tục hoàn thiện để Đề án thực sự khả thi, thuyết phục khi trình Quốc hội ban hành nghị quyết... Đặc biệt, Tờ trình cần nhấn mạnh thêm sự cần thiết, cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị; trách nhiệm của thành phố, phối hợp giữa các khâu, phân cấp trong các nội dung liên quan...

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất