| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Xây dựng vùng an toàn bệnh dại tại nội thành

Thứ Hai 05/10/2020 , 08:26 (GMT+7)

Những năm gần đây, tình hình bệnh dại có xu hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Thực hiện chương trình quốc gia Khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại (giai đoạn 2017-2021) đã được Thủ tướng phê duyệt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 30/KH-UBND (ngày 26/1/2018) để triển khai thực hiện.

Theo đó mục tiêu đặt ra đến năm 2021 sẽ hoàn thành xây dựng các quận nội thành vùng an toàn đối với bệnh dại. Bước tiếp theo tập trung xây dựng tại các huyện ngoại thành giáp ranh với các quận do điều kiện chăn nuôi trên địa bàn rộng, tỷ lệ chó thả rông cao...

Tổ bắt giữ chó thả rông tại quận Thanh Xuân.

Tổ bắt giữ chó thả rông tại quận Thanh Xuân.

Các điều kiện xây dựng vùng an toàn bệnh dại phải thực hiện đồng bộ một số nội dung cụ thể, đó là quản lý được đàn chó, mèo nuôi về tổng đàn, phân bố theo các đơn vị hành chính, đăng ký chó nuôi. Có các biện pháp kiểm soát chó thả rông, người chăn nuôi khi mang chó ra nơi công cộng phải có người dắt hoặc có rọ mõm.

Giám sát các trường hợp bệnh dại hoặc nghi dại gửi xét nghiệm, giám sát hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm. Đảm bảo tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó đạt tỷ lệ cao.

Công tác tuyên, tập huấn về phòng chống kiểm soát bệnh Dại phải được làm thường xuyên để người dân có ý thức trách nhệm cùng cộng đồng thực hiện tốt những quy định của pháp luật vè quản lý chó nuôi, đã nuôi chó phải chấp hành tốt việc quản lý và tiêm phòng bệnh dại bắt buộc.

Kiểm soát vận chuyển chó, mèo thông qua kiểm dịch động vật, vận chuyển từ nơi này qua nơi khác. Phối hợp cơ quan y tế thực hiện việc điều tra dịch bệnh, chia sẻ thông tin về trường hợp bệnh dại trên người và động vật, số liệu tiêm phòng và người bị gia súc cắn, cào...

Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch, Chi cục Chăn nuội và Thú y đã tham mưu kịp thời UBND thành phố các giải pháp phòng, chống bệnh dại như quản lý đàn chó mèo nuôi, hỗ trợ vắc xin tiêm phòng dại cho đàn chó mèo tại các huyện, thị xã và xây dựng vùng an toàn bệnh dại.

Đến nay, được sự quan tâm của các cấp các ngành công tác quản lý chó nuôi và phòng chống bệnh dại đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng dại hàng năm trên toàn thành phố đạt cao (trên 90%);

Công tác quản lý chó nuôi có nhiều chuyển biến tích cực như công tác bắt và xử lý chó thả rông tại các quận nội thành (điển hình như quận Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm…). Nhận thức về nuôi chó, mang chó ra nới công cộng được nâng cao, người dân đồng tình ửng hộ.

Một số quận, thời gian qua đã và đang tập trung chỉ đạo xây dựng Vùng an toàn dịch bệnh dại. Đến nay 2 quận Thanh Xuân, Tây Hồ được công nhận là vùng an toàn bệnh dại động vật, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển du lịch Thủ đô và đặc biệt sẽ là điểm đến an toàn của du khách quốc tế.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, thuận lợi thì nhiều, đặc biệt sự đồng thuận của người dân song các quận cũng gặp không ít khó khăn do địa bàn rộng nhất là ở các quận có địa bàn rộng, diện tích đất nông nghiệp lớn (Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên…).

Trên địa bàn quận vẫn còn tình trạng một số hộ dân nuôi chó thả rông, không đeo rọ mõm phóng uế gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Một bộ phận người dân vẫn còn lơ là với việc tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo nuôi. Việc xử lý chó thả rông chủ yếu lập biên bản cảnh cáo nhắc nhở, chưa xử phạt hành chính còn ít đối với các trường hợp cố tình vi phạm.

Thú y tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó tại cơ sở.

Thú y tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó tại cơ sở.

Giải pháp trong thời gian tới:

-Chỉ đạo, làm tốt công tác tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương để có thêm sự tập trung chỉ đạo từ các quận đến các phường theo kế hoạch của UBND thành phố. Rút kinh nghiệm, nhân rộng cách làm của 2 quận Thanh Xuân, Tây Hồ trong thời gian qua để hướng dẫn các quận còn lại đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu trí để được công nhận.

Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các tổ chức xã hội cùng vào cuộc, người dân đồng tình ủng hộ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thành lập các đội bắt giữ chó thả rông để tăng cường công tác quản lý, nhất là việc đăng ký khai báo của các chủ hộ nuôi. \

Các quận, huyện xây dựng các đề án về quản lý chó nuôi, đầu tư kinh phí cho hoạt động chuyên ngành, trang thiết bị, dụng cụ bắt giữ chó thả rông, bảo hộ cho người tham gia việc bắt giữ chó thả rông.

Cập nhật thông tin về quản lý chó nuôi trên phần mềm, khuyến cáo việc gắn chíp điện tử để quản lý và cập nhật theo dõi quản lý số liệu. Kiên quyết xử lý các trường hợp chủ hộ dân vi phạm không chấp hành các quy định về quản lý chó nuôi, chó thả rông, không đeo rọ mõm phóng uế gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư; không thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại chó, mèo.

-Về chuyên môn, tập trung triển khai tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo tại các quận phấn đấu đạt tỷ lệ trên 95% trong diện tiêm; lấy mẫu giám sát kiểm tra định lượng kháng thể dại sau tiêm phòng.

In ấn tờ rơi để phát đến các hộ để người dân chủ động chấp hành các quy định góp phần hoàn thành các tiêu chí về vùng an toàn dịch bệnh. Nâng cao năng lực cho cán bộ thú y phường triển khai việc tiêm phòng, giám sát dịch bệnh đến các hộ. Hướng dẫn việc cặp nhật thông tin các hộ nuôi chó mèo trên địa bàn.

Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các quán ăn có sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn.

Quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y và hành nghề thú y theo dõi, kiểm tra hoạt động tại các cơ sở điều trị thú y tư nhân theo phân cấp (tiêm phòng bệnh dại, điều trị chó mèo); kiểm soát các điểm kinh doanh chó mèo, các cơ sở dịch vụ (huấn luyện, tư vấn, chăm sóc... chó mèo) trên địa bàn các quận.

Phối hợp với cơ quan y tế để thường xuyên cập nhật, trao đổi, chia sẻ thông tin mắc bệnh dại trên người và động vật, cung cấp thông tin chó căn người trên địa bàn quận để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Tags:
Xem thêm
Cặp vợ chồng 30 năm nuôi vịt hiếm khi thất bại

HÀ NỘI Vợ chồng chị luôn nuôi 5.000 - 7.000 con vịt, mỗi ngày xuất bán vài trăm con, không chỉ khắp Hà Nội mà còn xuyên miền Trung vào tận Tây Nguyên.

Áp dụng IPHM, cây lúa cho lợi nhuận tăng thêm gần 6 triệu đồng/ha

PHÚ YÊN Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa còn giúp nông dân tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.