| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Bí thư Tỉnh ủy xuống đồng

Thứ Ba 15/02/2011 , 11:04 (GMT+7)

Tính đến nay, Hà Tĩnh đã gieo cấy được trên 47/53 nghìn ha; trong đó diện tích gieo thẳng hơn 29 nghìn ha, diện tích cấy gần 18 nghìn ha.

Tính đến nay, Hà Tĩnh đã gieo cấy được trên 47/53 nghìn ha; trong đó diện tích gieo thẳng hơn 29 nghìn ha, diện tích cấy gần 18 nghìn ha.

Tuy nhiên đợt rét đậm, rét hại kéo dài trước Tết đã làm cho hơn 5.500 ha mạ và lúa cùng 470 con trâu bò bê nghé và hươu bị chết rét. Riêng SXNN, số diện tích còn lại chưa gieo cấy và cần gieo lại gần 12 nghìn ha, trong đó diện tích sẽ phải cấy lại là 5.608 ha. Ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN- PTNT cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến việc lúa, mạ và trâu bò chết rét trong thời gian qua, ngoài yếu tố thời tiết thì việc người dân không tuân thủ hướng dẫn của ngành chuyên môn, chủ quan, lơ là trong phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi cũng dẫn đến thiệt hại nặng nề trên”.

Cũng theo ông Sơn, sau đợt rét ngoài cung ứng hơn 170 tấn giống phục vụ cho việc bắc mạ bổ sung, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác đi kiểm tra cụ thể diện tích lúa bị chết để chủ động cung ứng giống cho nông dân gieo cấy trở lại đúng lịch thời vụ. Mới đây nhất đoàn công tác do ông Nguyễn Thanh Bình, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu trực tiếp xuống tận các cơ sở, chỉ đạo các địa phương bằng mọi biện pháp bổ cứu sớm nhất cho bà con quyết tâm giành lại vụ sản xuất đông xuân.

Kiểm tra thực tế tại các địa phương, các huyện Can Lộc, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Kỳ Anh... là những huyện có diện tích lúa, mạ và gia súc chết nhiều nhất. Sau đợt rét một số huyện đã chủ động hướng dẫn, khuyến khích bà con sớm ra đồng thực hiện các giải pháp khôi phục lại sản xuất. Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc Võ Hữu Hào nói: “Rút kinh nghiệm từ đợt rét đậm năm 2008, sau Tết, Can Lộc đã chỉ đạo bà con soát xét lại diện tích lúa, mạ bị chết để có phương án hỗ trợ giống; chủ động cung ứng hàng chục tấn giống lúa bổ cứu cho bà con nông dân; đồng thời chỉ đạo bà con đẩy nhanh thời vụ, kịp thời khôi phục hơn 1.800 ha lúa bị chết và gieo cấy số diện tích lúa xuân muộn còn lại”.

Thời vụ sản xuất đông xuân không còn nhiều, ngoài việc chỉ đạo nông dân kịp thời ra đồng sản xuất, trong chuyến kiểm tra thực tế tại các huyện, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu: “Các ngành chức năng và địa phương cần hướng dẫn bà con tuân thủ tuyệt đối các quy trình sản xuất; hướng dẫn bà con tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho đàn gia súc sau rét đậm, rét hại; tập trung thực hiện các biện pháp dập các ổ dịch LMLM ở Can Lộc, Đức Thọ, Lộc Hà....; chủ động trích ngân sách mua giống hỗ trợ bà con, tuyệt đối không để dân bỏ hoang diện tích do thiếu giống, huyện nào để hoang diện tích, Chủ tịch huyện đó phải chịu trách nhiệm trước tỉnh”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía quay quắt trong nắng nóng như thiêu đốt

GIA LAI Trong cái nắng nóng như thiêu đốt, vùng mía nguyên liệu trồng mới lẫn mía tái sinh của Nhà máy đường An Khê (Gia Lai) đang quay quắt trong ‘chảo lửa’…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.