| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh phấn đấu trồng gần 1 triệu cây phân tán

Thứ Năm 17/02/2022 , 18:26 (GMT+7)

Theo kế hoạch, năm 2022 toàn tỉnh trồng gần 1 triệu cây phân tán, trồng 6.000 ha rừng tập trung.

Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây, đời đời nhớ ơn Bác Hồ, từ ngày 6/2 (tức ngày mùng 6 Tết), các địa phương, đơn vị đã đồng loạt tổ chức ra quân trồng cây, đồng thời lồng ghép phong trào Tết trồng cây với việc trồng rừng tập trung, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

Cây xanh được trồng tại phường Hồng Hà, Thị xã Hồng Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Cây xanh được trồng tại phường Hồng Hà, Thị xã Hồng Lĩnh. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Tại Thị xã Hồng Lĩnh, hàng trăm cây xà cừ đã được trồng ngay ngắn trên các trục đường chính của Thị xã. Theo kế hoạch, trong dịp đầu xuân này, Thị xã Hồng Lĩnh sẽ trồng 600 cây cây xanh, trong khuôn viên cơ quan, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp, vùng chăn nuôi tập trung và các tuyến đường giao thông nội thôn, nội thị.

Không chỉ tại Thị xã Hồng Lĩnh, nhiều địa phương trong tỉnh như Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân, Thành phố Hà Tĩnh…. cũng đã phát động rộng rãi phong trào Tết trồng cây, gắn với việc ra quân xây dựng NTM. Theo kế hoạch, năm 2022 huyện Thạch Hà phấn đấu trồng trên 15.000 cây xanh tại các địa phương, với các loại cây bóng mát như xoài, bằng lăng, ban, sấu…; huyện Hương Sơn sẽ trồng 965.000 cây xanh, trong đó 792.000 cây lâm nghiệp và 173.000 cây phân tán (cây cảnh, bóng mát, ăn quả các loại); còn huyện Nghi Xuân sẽ trồng mới 21.800 cây lâm nghiệp, cây xanh bóng mát tại 17 xã, thị trấn ngay dịp đầu xuân này…

Các cây xanh được bảo vệ chắc chắn sau khi trồng. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Các cây xanh được bảo vệ chắc chắn sau khi trồng. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ông Trần Văn Thông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Theo kế hoạch, năm 2022 toàn tỉnh trồng gần 1 triệu cây phân tán, trồng 6.000 ha rừng tập trung. Để Tết trồng cây nói riêng và kế hoạch trồng rừng 2022 nói chung đạt kết quả cao, Sở NN-PTNT phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây, trồng rừng; lựa chọn loài cây trồng phù hợp cho từng địa điểm; tiêu chuẩn cây trồng đạt chất lượng tốt, có giá trị nhiều mặt. Tổ chức tốt việc trồng, chăm sóc gắn với quản lý bảo vệ, theo hướng phân công trách nhiệm quản lý cụ thể cho tổ chức cá nhân hưởng lợi, để đảm bảo cây trồng phát triển tốt.

Công tác trồng rừng được triển khai từ đầu xuân năm mới. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Công tác trồng rừng được triển khai từ đầu xuân năm mới. Ảnh: Nguyễn Hoàn.

Ngoài tổ chức tốt phong trào Tết trồng cây, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong bảo vệ và phát triển rừng cũng được các địa phương, đơn vị xác định là nhiệm vụ thường xuyên. Tất cả không ngoài nỗ lực phát triển nhanh diện tích rừng trồng và các diện tích cây phân tán, làm đẹp cảnh quan, giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững.

Tích cực hưởng ứng Tết trồng cây nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19, các địa phương đã kịp thời điều chỉnh số lượng thành viên tham gia, đồng thời bố trí cho từng tổ dân phố, từng cụm điểm trồng riêng lẻ theo vùng và trồng theo cách "cuốn chiếu" để sớm hoàn thành khối lượng nhưng không dẫn đến tình trạng tụ tập quá đông trên cùng một địa bàn khu vực.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.