| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ'

Thứ Hai 07/02/2022 , 15:54 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ', hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022.

Sáng 7/2, tức mùng 7 Tết, tại khu vực rừng căm xe, xã Ninh Tây (TX Ninh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' tại rừng căm xe, xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa. Ảnh: BL.

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại rừng căm xe, xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa. Ảnh: BL.

Phát biểu tại lễ phát động, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đã thực hiện “Tết trồng cây” từ dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 1960 cho đến nay.

Hiện, Tết trồng cây đã trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta trong nhưng dịp Tết đến xuân về. Việc trồng cây, trồng rừng đã góp phần quan trọng trong việc chủ động phòng, chống thiên tai, điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan thiên nhiên…

Việc trồng cây còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong các dự án phát triển kinh tế-xã hội, cũng như góp phần đưa Khánh Hòa là một trong những địa phương đi đầu trong việc bảo vệ môi trường và thực hiện phát thải khí nhà kính về mức không, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên đến 46,5% vào năm 2025.

Bí Thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh đang tưới nước cho cây vừa được trồng xong. Ảnh: BL.

Bí Thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh đang tưới nước cho cây vừa được trồng xong. Ảnh: BL.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, để thực hiện lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hưởng ứng sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh, tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu trồng mới 12,1 triệu cây xanh, gồm 7,15 triệu cây trồng rừng tập trung (tương đương 3.631ha) và 4,95 triệu cây trồng phân tán. Trong năm 2021, toàn tỉnh đã trồng được 438.935 cây xanh phân tán, 176.000 cây xanh tập trung; 24,5 ha rừng phòng hộ và 1.411 ha rừng sản xuất. 

Tuy nhiên người đứng đầu UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc trồng cây chỉ là việc bắt đầu, việc chăm sóc giữ gìn để cho cây phát triển tốt, kết trái, tỏa bóng xum xuê, cũng như thường xuyên trồng cây bổ sung, cây mới là việc làm quan trọng, là trách nhiệm của tất cả chung ta và toàn xã hội.

Sau lễ phát động, tỉnh Khánh Hòa tiến hành trồng mới 600 cây giáng hương. Ảnh: BL.

Sau lễ phát động, tỉnh Khánh Hòa tiến hành trồng mới 600 cây giáng hương. Ảnh: BL.

Do đó, dịp này ông đã đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục tăng cường sâu rộng đến quần chúng nhân dân về mục đích, ý nghĩa to lớn của Tết trồng cây, về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; trên cơ sở thực tế địa phương cần phát động, lan tỏa phong trào trồng cây, gây rừng. Song song với đó là phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng để bảo vệ cây xanh, ngăn chặn tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép…

Ngay sau lễ phát động các vị lãnh đạo tỉnh cùng các lực lượng tham gia trồng rừng đã tiến hành trồng mới 600 cây giáng hương trên diện tích 1 ha rừng phòng hộ tại khu vực rừng phòng hộ căm xe, thuộc khoảnh 7, tiểu khu 70 (xã Ninh Tây).

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm