| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ Tư 14/10/2020 , 06:15 (GMT+7)

Đầu tư cho tái cơ cấu nông nghiệp, Hà Tĩnh lồng ghép với Chương trình nông thôn mới (NTM),ngược lại khi thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp chính là xây dựng NTM.

Tiên phong

Bước vào triển khai Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình MTQG xây dựng NTM, Hà Tĩnh cũng đồng thời thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp thông qua việc ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực.

Việc thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tiền đề quan trọng giúp Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng thí điểm tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Ảnh: Thanh Nga.

Việc thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tiền đề quan trọng giúp Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ xây dựng thí điểm tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Ảnh: Thanh Nga.

Để cụ thể hóa chủ trương thành hành động, từ năm 2011 - 2018, Hà Tĩnh đã 5 lần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện bộ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành một số chính sách hỗ trợ đặc thù cho từng sản phẩm. Các chính sách theo quyết định 23, 24, 11 (năm 2011), Nghị quyết 90, 91 (năm 2014), Nghị quyết 157 (năm 2015) nay là Nghị quyết 32; hỗ trợ phát triển rau củ quả công nghệ cao trên cát, chăn nuôi lợn nái ngoại, bò thịt chất lượng cao, thí điểm nuôi cá mú công nghệ cao, hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ duy trì các cơ sở lợn nái ngoại; chính sách phát triển chè công nghiệp, phát triển cao su… lần lượt được ban hành.

Theo Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, tổng nguồn lực địa phương dành cho “tam nông” giai đoạn 2011 đến tháng 6/2014 đạt trên 98 tỷ đồng, với gần 4.000 tổ chức, cá nhân được hỗ trợ. “Những năm đầu thực hiện tái cơ cấu, chính sách đang mang tính phân tán, nhỏ lẻ. Sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì Hà Tĩnh cũng tổ chức sơ kết, gom các chính sách nhỏ lẻ lại, hình thành chính sách đồng bộ thông qua Nghị quyết 90 năm 2014 và Nghị quyết 157 năm 2015”, ông Việt nói.

Cũng theo Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, kết quả sau hơn 3 năm thực hiện, tổng kinh phí giải ngân  hỗ trợ người dân đạt hơn 619 tỷ đồng (bình quân đạt 206 tỷ đồng/năm). Nhiều nội dung chính sách, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có sức lan tỏa lớn, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất.

Cùng với chính sách của tỉnh, các địa phương cũng chủ động ban hành và ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách riêng, phù hợp với khả năng, yêu cầu tái cơ cấu trên địa bàn, với kinh phí bình quân khoảng 15 - 17 tỷ đồng/năm.

Tập trung mở rộng quy mô, số lượng

Ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, kết quả tái cơ cấu 10 năm qua đạt được nhiều kết quả khá tích cực. Giai đoạn đầu Hà Tĩnh tập trung mở rộng quy mô, số lượng. Theo đó, giai đoạn 2013 - 2016, cùng với giá bán, thị trường thuận lợi, các cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ năng lực sản xuất lợn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Hơn 38 cơ sở nuôi nái ngoại, quy mô 300 con trở lên được xây dựng, trong khi trước năm 2013 chỉ có 4 cơ sở; hình thành thêm 102 trang trại nuôi lợn thịt, nâng tổng số lên 189 cơ sở; thành lập 375 HTX, tổ hợp tác quy mô vừa và nhỏ, với hơn 3.700 hộ dân tham gia chăn nuôi; tổng đàn lợn năm 2016 đạt trên 483 nghìn con (tăng 1,2 lần so với 2013).

Chính sách ban hành kịp thời đã giúp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh mở rộng quy mô, số lượng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Nga.

Chính sách ban hành kịp thời đã giúp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh mở rộng quy mô, số lượng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với trồng trọt, điểm nhấn là “trỗi dậy” phong trào trồng cây ăn quả có múi, với 6.725 ha cam (tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013), vượt 2.675 ha so với mục tiêu tái cơ cấu đến năm 2020 (4.050 ha); tập trung chủ yếu ở các địa phương có lợi thế về vùng đồi rừng, như: huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc... Con số này giúp Hà Tĩnh chuyển từ vị trí thứ 12 lên xếp thứ 6 trong toàn quốc về diện tích trồng cam.

Diện tích bưởi đặc sản Phúc Trạch đạt hơn 3.000 ha (tăng 2,9 lần so với 2013), vượt  987 ha so với mục tiêu tái cơ cấu đến năm 2020 (2.200ha). Đáng chú ý, giai đoạn này nhiều diện tích áp dụng hiệu quả kỹ thuật thụ phấn bổ sung, bao quả, gia tăng năng suất, chất lượng, giúp bưởi Phúc Trạch lấy lại vị thế “quả ngon toàn Đông Dương”

“Thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2020 và những năm tiếp theo, ngoài phát triển các sản phẩm chủ lực quốc gia, Hà Tĩnh sẽ tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản”, ông Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Xem thêm
Có thể giảm tần suất lấy mẫu sau 2 năm xuất khẩu dừa sang Trung Quốc

Bến Tre Thông tin được ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn 'Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa' sáng 13/12.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.