| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh với hành trình bảo vệ nguồn nước

Thứ Bảy 17/12/2022 , 05:08 (GMT+7)

Muốn phát triển bền vững nguồn nước, cần phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước.

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu về trữ lượng nguồn nước tự nhiên. Ảnh: Phạm Hiếu

Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu về trữ lượng nguồn nước tự nhiên. Ảnh: Phạm Hiếu

Đói nước sạch

Được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu về trữ lượng nguồn nước tự nhiên nhưng Hà Tĩnh không chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước ngầm, nước mặt. Đặc biệt, trước diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, việc duy trì và phát triển bền vững nguồn nước trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Tĩnh, biến đổi khí hậu do ấm lên của trái đất dễ dàng nhận thấy sự thay đổi phân phối lượng mưa, gây những tác động nhất định đến đặc điểm tài nguyên nước. Những năm gần đây, quy luật thời tiết đã có nhiều biến đổi khác thường, nắng nóng kéo dài và lượng mưa rất ít.

Mặc dù được đánh giá là địa phương có trữ lượng nguồn nước đứng đầu cả nước, tuy nhiên, rất nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn chịu cảnh “đói nước sạch”, không thể mua nổi nước phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Tại một số địa phương như huyện Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, phía nam huyện Cẩm Xuyên, các xã Đức Quang, Đức Thủy, Đức Trung (huyện Đức Thọ), các xã Song Lộc, Trường Lộc, Vượng Lộc (huyện Can Lộc) đang phải đau đầu tìm lời giải cho “bài toán nước sạch” nhiều năm nay.

Việc thiếu hụt nguồn nước tại khu vực có nhiều nguyên nhân. 

Việc thiếu hụt nguồn nước tại khu vực có nhiều nguyên nhân. 

Số lượng hồ chứa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là 478 hồ với tổng dung tích trên 1,63 tỷ m3. Đặc biệt, có tiềm năng nước dưới đất khoảng gần 7 triệu m3/ngày.

Hay như điển hình xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn buộc người dân phải bỏ số tiền lớn mua nước sạch đóng thùng về để sử dụng. Trong khi đó, chính quyền ở một số vùng thuộc huyện Kỳ Anh, Đức Thọ và huyện Can Lộc cho biết, khan hiến nước sạch nên người dân phải tích trữ nước mưa để ăn, nước từ các giếng khơi nhiễm phèn, ao hồ để tắm giặt.

Việc thiếu hụt nguồn nước tại nhiều khu vực có nhiều nguyên nhân. Khách quan là do những tác động từ biến đổi khí hậu nhưng đáng lưu ý, tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao. Còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước một cách lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát...

Nhiều biện pháp bảo vệ nguồn nước

Ngoài nguyên nhân khách quan do biến đổi khí hậu, những tác động của con người như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước là vấn đề không thể chủ quan trước nguy cơ suy kiệt nguồn nước hiện nay. Do vậy, muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước.

Muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước. Ảnh: Phạm Hiếu

Muốn phát triển bền vững nguồn nước, điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của các đơn vị khai thác cũng như của người dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước. Ảnh: Phạm Hiếu

Theo Sở TN-MT Hà Tĩnh, nhằm góp phần quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước, trong những năm qua, đơn vị đã tăng cường công tác đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép hoạt động tài nguyên nước thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép theo quy định. Thông qua hoạt động cấp phép đã cơ bản kiểm soát được chất lượng, số lượng nguồn nước sử dụng, chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải nhằm bảo vệ nguồn nước.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 43 cơ sở được cấp phép khai thác nước mặt với tổng công suất xấp xỉ 161 ngàn m3/ngày đêm; 118 giấy phép khai thác nước dưới đất (nước ngầm) với quy mô khai thác 7.630 m3/ngày, chủ yếu phục vụ sản xuất, chăn nuôi và dịch vụ tại các vùng chưa được cấp nước sinh hoạt tập trung.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng hết sức quan tâm việc xả nước thải vào nguồn nước. Được biết, từ năm 2013 đến nay, Sở TN-MT Hà Tĩnh đã cấp 210 giấy phép xả nước thải, trong đó 131 giấy phép còn hiệu lực và 79 giấy phép hết hiệu lực.

Bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu và cùng chung tay gìn giữ, tiết kiệm nguồn nước là giải pháp hiệu quả đảm bảo việc quản lý, phát triển bền vững nguồn nước hiện nay. Ảnh: Phạm Hiếu

Bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu và cùng chung tay gìn giữ, tiết kiệm nguồn nước là giải pháp hiệu quả đảm bảo việc quản lý, phát triển bền vững nguồn nước hiện nay. Ảnh: Phạm Hiếu

Sở TN-MT Hà Tĩnh cho rằng, quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu của biến đổi khí hậu và cùng chung tay gìn giữ, tiết kiệm nguồn nước là giải pháp hiệu quả đảm bảo việc quản lý, phát triển bền vững nguồn nước hiện nay.

Ngoài ra, bảo vệ và khai thác nguồn nước một cách bền vững, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý để tránh sự lãng phí và thất thoát xảy ra. Muốn giải quyết bài toán nước sạch hiện nay, cần phải có quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề một cách kỹ lưỡng.

“Hầu hết người dân xem nước là một nguồn tài nguyên vô hạn và thoải mái sử dụng. Chính quan niệm sai lầm đó đã dẫn đến những khó khăn trong điều phối nước, tình trạng thiếu nước ngày một nghiêm trọng hơn”, ông Hồ Đình Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm