| Hotline: 0983.970.780

Hai chiến dịch thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ

Thứ Hai 03/07/2017 , 13:05 (GMT+7)

Trang tin Nationalinterest.org (NIO) của Mỹ ngày 2/7 thừa nhận 2 chiến dịch quân đội Mỹ bị thất bại nặng nề nhất hiện vẫn còn đeo đuổi giới quân sự chóp bu Nhà Trắng.

1. Chiến dịch Desert One

Trong khi Cách mạng Iran đang được hình thành, xuất hiện một chế độ mới ở Tehran không ưa Mỹ. Ngày 4/11/1979, một nhóm gồm sinh viên, quần chúng đã thâm nhập ĐSQ Mỹ tại Tehran để phản đối hành động bao che của Washington cho hành động đào tẩu của quốc vương Iran. Đám đông đã bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao Mỹ để gây sức ép Tổng thống Jimmy Carter trao trả quốc vương Iran cùng số lượng lớn tài sản mà nhân vật này mang theo.

08-23-20_1
08-23-20_1-
Tàn tích của chiến dịch Desert One

Phía Mỹ sử dụng nhiều biện pháp đấu tranh ngoại giao để Tehran trả công dân nhưng không thành. Trong khi tình thế căng thẳng, Carter đã ra lệnh đưa biệt kích Delta vào thủ đô Iran nhằm giải cứu con tin. Chiến dịch mang tên Desert One dài hai đêm, với sự tham gia của không quân, hải quân, lục quân và lính thủy đánh bộ Mỹ. Chiến dịch Desert One đã diễn ra ngoài sức tưởng tượng của Mỹ, đặc biệt, địa điểm hạ cánh máy bay bị nhầm dẫn đến nhiều binh lính Mỹ bị thiệt mạng.

Chiến dịch kết thúc, trong số 5 chiếc trực thăng bị bỏ lại có 1 bị hư hại nhẹ, 4 chiếc còn lại khá nguyên vẹn. Iran thu toàn bộ tài liệu mật của Mỹ về chiến dịch giải cứu con tin, con tin tiếp tục bị giam giữ trước khi được trả tự do sau 444 ngày bị bắt. Nhà Trắng công bố chiến dịch thất bại, còn phía Iran phân tán các con tin đi khắp nơi nhằm tránh một chiến dịch giải cứu thứ hai.

Phía Iran công bố về thất bại của Mỹ và phóng thích toàn bộ 52 con tin vào ngày 20/1/1981, vài phút sau khi Jimmy Carter kết thúc nhiệm, không làm tròn cam kết giải cứu con tin Mỹ trong nhiệm kỳ của mình. Phía Mỹ nhấn mạnh, thảm hoạ Desert One là chất xúc tác cho các cuộc cải cách mang tên Goldwater-Nichols giúp quân đội Mỹ vực dậy vào những năm 80 ở thế kỷ trước.
 

2. Lực lượng đặc nhiệm Smith

Lực lượng đặc nhiệm Smith (Task Force Smith, viết tắt TFS) nói là đội quân thiện chiến của Mỹ đầu thập niên 50 thế kỷ trước, nhưng ở đây lại nói về bi kịch của đội quân này khi tham chiến tại Triều Tiên dưới thời Tổng thống Truman. Bi kịch TFS thường được nhắc đến như là một trong những thất bại nặng nề nhất, ê chề nhất của đội quân viễn chinh Mỹ,nhất là bài học về sự thiếu chuẩn bị, ít được đào tạo, thậm chí còn không biết vũ khí, đạn dược là gì, khi ra trận còn bị đau chân vì thiếu giày đi.

08-23-20_2
Lực lượng đặc nhiệm Smith (TSF)

Hầu hết những chiến binh TSF đều chưa đến tuổi 20, không có kinh nghiệm chiến đấu và chỉ có 8 tuần huấn luyện cơ bản, mỗi người được trang bị 120 viên đạn và 2 ngày khẩu phần ăn. Chỉ có 1/3 số sĩ quan của TSF có kinh nghiệm chiến đấu từ thời Thế chiến hai, và chỉ 1/6 số lính tuyển mộ có kinh nghiệm chiến đấu, trong khi đó số người tình nguyện cho TSF lại không đếm xuể.

Theo NIO, vào ngày 25/6/1950, Chiến tranh Triều Tiên bất ngờ diễn ra khi gần 90.000 binh sĩ Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 tiến vào Hàn Quốc, với lý do miền Nam tấn công trước. Nhờ sự vượt trội về quân lực, quân đội Triều Tiên nhanh chóng chiếm thủ đô Seoul vào ngày 28/6, buộc chính quyền và binh sĩ Hàn Quốc rút xuống phía nam. Trước tình hình này, Mỹ đã triển khai binh sĩ giải cứu cho Hàn Quốc, cùng với sự hậu thuẫn của LHQ. Nhóm binh sĩ Mỹ đầu tiên được đưa đến từ Nhật Bản, hình thành lực lượng TSF có nhiệm vụ chặn đà của quân Triều Tiên.

Trận đánh đầu tiên giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra hôm 5/7/1950 tại TP.Osan, cách Seoul khoảng 35 km về phía nam. Chưa chưa đầy một giờ sau, đội hình TSF đã rơi vào tầm ngắm của xe tăng Triều Tiên khiến 60 binh sĩ tử trận, 21 người bị thương và 82 người bị bắt làm tù binh, chiếm 40% tổng quân số. Sau trận đánh này, do chỉ ký thỏa thuận ngừng bắn, không phải hiệp ước hòa bình nên hai miền Triều Tiên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh, thực trạng này vẫn kéo dài tới tận ngày nay...

08-23-20_3
Dù thất bại, Hàn Quốc vẫn dựng tượng đài lính đặc nhiệm TSF tại TP Osan.

 

(Theo Nationalinterest.org- 7/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm