| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng - Góc nhìn khác: [Bài 4] Cả thành phố… mừng hụt

Thứ Năm 12/03/2020 , 09:38 (GMT+7)

Nguồn thu của Hải Phòng có sự đột phá, tuy nhiên chưa phải là nhiều. Một số chủ trương chi tiêu ngân sách vẫn gây dư luận trái chiều và băn khoăn trong dân.

Hộ nghèo ở đất cảng vẫn còn đó. Ảnh: Đinh Mười.

Hộ nghèo ở đất cảng vẫn còn đó. Ảnh: Đinh Mười.

Chính sách hộ nghèo chưa thực sự thiết thực

Theo thống kê, Hải Phòng hiện có 4.318 hộ nghèo, trong số đó, năm 2020, có hơn 1.400 hộ có nhu cầu xây mới và sửa nhà. Nếu áp theo chỉ tiêu hỗ trợ của thành phố tổng nguồn kinh phí bỏ ra hỗ trợ khoảng 39 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hải Phòng có nhiều chính sách hỗ trợ khác cho người nghèo như: tặng thẻ bảo hiểm y tế, ưu đãi vay vốn phát triển kinh tế, tặng quà dịp tết nguyên đán, hỗ trợ kinh tế…

Mới đây, ngày 26/2, UBND TP Hải Phòng đã có kế hoạch thực hiện việc hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho người nghèo trên địa bàn.

Theo đó, nếu đáp ứng được yêu cầu theo quy định hộ xây mới sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng 35 triệu đồng, hộ sửa chữa sẽ được hỗ trợ vay 20 triệu đồng, thời gian trả gốc là 15 năm. Ngoài ra, sẽ hỗ trợ hộ xây mới 5,9 tấn xi măng, 14 nghìn viên gạch; hộ sửa chữa là 2,59 tấn xi măng và 7 nghìn viên gạch.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 của UBND TP Hải Phòng thì thu ngân sách nhà nước tại Hải Phòng 2 tháng đầu năm giảm 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 21,4%, còn thu ngân sách địa phương tăng 25,2%.

Mức hỗ trợ này là cao so với mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, tìm hiểu từ thực tế cho thấy nhiều hộ vẫn băn khoăn khi không họ bất cứ nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền trợ cấp xã hội.

Bà Vũ Thị Bắc, thôn 7, xã Cao Nhân cho hay: “2 bà cháu tôi ở với nhau. Bố cháu mất sớm, mẹ thì bỏ đi, cháu bị bệnh não, tay bị tật… nguồn sống dựa vào trợ cấp người cao tuổi và trợ cấp tàn tật của cháu….

Gia đình tôi đợt này vẫn nhận hỗ trợ theo chủ trương của huyện là 80 triệu, nhưng để làm lại nhà là không đủ. 2 bà cháu không thể lấy đâu ra thêm để xây lại nhà… bà con lối xóm có vận động cố gắng nhưng tôi thấy rất lo lắng”.

Về các xã ven đô, hay những huyện thuần nông Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải…, không khó để tìm thấy những ngôi nhà lụp xụp và những mảnh đời khắc khổ.

Qua 1 khảo sát nhỏ của PV cho thấy, hộ nghèo chủ yếu là già yếu, neo đơn hoặc tàn tật nương tựa vào nhau…. Những trường hợp này cơ bản là không có khả năng lao động. Với mức hỗ trợ này có thể giúp người dân có ngôi nhà để ở, nhưng khi không thể làm ra tiền thì sự hỗ trợ của Nhà nước với họ gần như không hiệu quả.

Kinh tế phát triển, nguồn thu ngân sách tăng… là điều kiện tốt để TP Hải Phòng thực hiện các chính sách an sinh xã hội với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại sau lưng” và hướng đến xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, đáng sống.

Thực tế những năm qua, Hải Phòng đã có sự quan tâm lớn đối với người nghèo, người có công với cách mạng và các gia đình chính sách khác…

Tuy nhiên, để thực sự hiệu quả thì cần phải nghiên cứu về cách làm và các biện pháp để những đồng tiền thuế của người dân được sử dụng có ích, tránh việc lãng phí không cần thiết, tiền vẫn mất và mục đích an sinh xã hội lại không đạt được.

Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua chủ trương tặng quà cho người dân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố. Ảnh: Đinh Mười.

Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua chủ trương tặng quà cho người dân dịp kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố. Ảnh: Đinh Mười.

Chi khủng cho các ngày lễ, kỷ niệm

Trong khi chính sách an sinh xã hội của TP bị đánh giá là chưa thực sự thiết thực, thì mới đây, Hải Phòng lại khiến dư luận cả nước “dậy sóng” khi tuyên bố sẽ tặng quà với tổng số tiền gần 300 tỷ đồng cho 60 vạn hộ dân trong dịp Kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng TP.

Trong tình hình chung cả nước đang gồng mình chống dịch bệnh Covid-19 và nhiều vấn đề khác như: người nghèo, đường sá xuống cấp, rác thải nông thôn…vẫn còn nhức nhối. Đặc biệt, nguồn thu của Hải Phòng chưa phải là lớn thì việc này như giọt nước tràn ly, gây nhiều tranh cãi trong nhân dân suốt thời gian qua.

Có người đồng tình và cho rằng sẽ tự hào khi khách nơi khác đến nhà người dân Hải Phòng chơi đều sẽ thấy chiếc ấm nước có in tên quà tặng của TP. Có người bày tỏ mong muốn TP dùng số tiền lớn đó vào những việc cần kíp, đang nhức nhối như giao thông nông thôn, hỗ trợ người nghèo, xử lí rác thải nông thôn….

Về vấn đề này, ông Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng lý giải, “Hải Phòng đang đạt được những thành tựu có tính đột phá, tiềm lực của TP được nâng lên một bậc, nên việc tặng quà cũng là hợp lý. Bộ ấm chén là hàng Việt Nam chất lượng cao, rất đẹp, nếu không dùng thì có thể trưng bày. Hàng được đặt riêng, giá thị trường khoảng 700.000 đồng, nhưng vì Hải Phòng mua nhiều nên còn khoảng 400.000 đồng”.

Những năm gần đây, thành phố Hải Phòng đã có sự đột phá về số thu ngân sách nói chung và thu nội địa nói riêng. Song với 1 số địa phương trong khu vực thì vẫn còn thấp ví dụ như Quảng Ninh (thu nội địa năm 2019 đạt hơn 34.000 tỉ đồng), tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn của Quảng Ninh đạt khoảng 6.000 USD/năm, thì Hải Phòng mới chỉ đạt mức hơn 5.000 USD/năm. Sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh ở Hải Phòng cũng có dấu hiệu sụt giảm khi số doanh nghiệp đăng ký mới giảm 7,16%, số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới giảm 6,83% so với năm 2018.

Trong khi những tranh luận chưa có hồi kết thì ngày 10/3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thống nhất chủ trương tạm dừng công tác chuẩn bị tặng quà cho các hộ gia đình trên địa bàn TP, ưu tiên sử dụng kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; căn cứ vào tình hình thực tế và diễn biến dịch bệnh, sẽ cho phép tiếp tục triển khai Nghị quyết trong năm 2020.

“TP cũng thống nhất chủ trương không tổ chức Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2020 và Gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, sử dụng kinh phí để tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, một lãnh đạo TP Hải Phòng cho hay.

Và, kinh phí chuyển sang để phòng chống dịc trong 2 giai đoạn được ghi là 1.087 tỷ đồng. Nhân dân TP được phen tặng quà… hụt.

Dư luận đặt câu hỏi, số tiền tiết kiệm từ chi thường xuyên là bao nhiêu và ngoài số tiền gần 300 tỷ dự kiến được chi để tặng quà các hộ dân, số tiền để tổ chức lễ hội Hoa phượng đỏ và tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 65 ngày giải phóng Hải Phòng là bao nhiêu trong số 1.087 tỷ đồng kia?

Theo Nghị định số 111/2018/NĐ-CP, tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống được thực hiện trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Kinh phí tổ chức được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của địa phương theo luật Ngân sách nhà nước.

Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành như: luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10.5.2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó, tại điều 4 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg quy định, nghiêm cấm việc sử dụng tiền, tài sản của nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để làm quà tặng không đúng quy định dưới mọi hình thức.

Tại điều 19 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg cũng quy định cơ quan, đơn vị tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho công quỹ. Cá nhân tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định, tặng quà nhằm mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng quy định tại điều 3 của luật Phòng, chống tham nhũng thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng, và tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Biết rằng hoạt động kỷ niệm, lễ hội, tặng quà… đã được TP Hải Phòng tạm dừng, nhưng chỉ điều này thôi cũng khiến dư luận chưa yên.

Trong tình hình thực tế như vậy, dù Hải Phòng đã quyết định tạm dừng việc chuẩn bị tạm dừng công tác chuẩn bị tặng quà cho các hộ gia đình trên địa bàn thành phố nhân dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Hải Phòng để ưu tiên ngân sách cho việc phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, đó mới là tạm dừng, và "hé lộ" số ngân sách chi cho 3 việc nói trên khiến cho dư luận băn khoăn rằng, việc chi ngân sách – tiền thuế của nhân dân đã thực sự hợp lí, có đúng với chủ trương tiết kiệm tránh lãng phí của Đảng, Chính phủ cho ngày lễ, ngày kỷ niệm…?

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm