| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Dịch đã bớt nóng

Thứ Ba 02/04/2019 , 09:04 (GMT+7)

Huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) là một trong những nơi bùng phát dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên. Sau hơn 1 tháng nỗ lực thực hiện công tác phòng chống dịch, tình hình đã có những dấu hiệu tích cực rõ rệt.

Ông Phạm Văn Hậu, Phó phòng NN-PTNT huyện Thủy Nguyên, chia sẻ: “Để động viên các hộ nhanh chóng khắc phục môi trường chăn nuôi và tuyên truyền để các hộ dân khác kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh, không giấu dịch, không bán chạy lợn, không phát tán dịch bệnh ra ngoài môi trường, ngân sách huyện đã ứng trước kinh phí hơn 118 triệu đồng để hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh cho 5 hộ thuộc thôn 12, xã Chính Mỹ có lợn dương tính với dịch đầu tiên trên địa bàn huyện. Chính vì vậy ý thức trong công tác phòng chống dịch của người dân rất tốt. Các hộ chăn nuôi khi lợn có dấu hiệu bệnh đều báo cáo ngay với cơ quan thú y để ngay lập tức xét nghiệm, nếu dương tính sẽ tiến hành tiêu hủy, âm tính sẽ tiếp tục theo dõi".

Huyện Thủy Nguyên đã thành lập tất cả 88 chốt kiểm dịch tại các điểm giao thông để ngăn chặn việc lưu thông lợn và đảm bảo việc giết mổ chỉ được tổ chức trong địa phương.

Hiện nay, đàn thịt lợn của huyện Thủy Nguyên còn trên 26.000 con, trong đó có trên 13.000 con có trọng lượng từ 50 kg trở lên, đã đủ điều kiện giết mổ dùng làm nguồn thực phẩm. UBND huyện vẫn đang tích cực tuyên truyền trên các kênh truyền thông về việc không quay lưng với thịt lợn.

Hiện nay, giá thịt lợn tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện Thủy Nguyên là 42.000 - 44.000/kg. Các cơ sở giết mổ chỉ mua lợn khỏe mạnh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các công ty chăn nuôi lớn. Tuy sức tiêu thụ không được nhanh nhưng giá thịt lợn vẫn cao.

Tại các trường học, khu công nghiệp cũng như các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện đều vẫn sử dụng thịt lợn theo nguồn có xác nhận an toàn của cơ quan kiểm dịch và thú y vẫn.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất