| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Gần 100 sản phẩm có thể tham gia chương trình OCOP

Thứ Tư 29/07/2020 , 07:35 (GMT+7)

Hải Phòng hiện có khoảng 100 doanh nghiệp có sản phẩm nông, lâm, thủy sản, du lịch... đủ điều kiện ban đầu để có thể tham gia chương trình OCOP.

Hội nghị có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Hội nghị có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng và Chi cục Phát triển nông thôn vừa phối hợp tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, truy xuất sản phẩm an toàn, xây dựng sản phẩm tham gia chương trình OCOP với sự tham gia của gần 100 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đây là những đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đủ điều kiện ban đầu để tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ, nâng cấp các trang thiết bị, mẫu mã sản phẩm hướng đến được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Trao đổi với NNVN, bà Trần Thị Nghĩa - Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng chủ trì hội nghị cho biết: "Mục đích của hội nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, giới thiệu triển khai công tác xúc tiến thương mại. Qua đó sẽ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người tiêu dùng tại Hải Phòng và giao thương với các tỉnh, thông qua tham gia các gian hàng hội chợ, triển lãm và các hoạt động bán hàng.

Ngoài ra, thông qua những hội nghị thế này, doanh nghiệp sẽ thấy được ngoài việc gián tem truy xuất nguồn gốc thì các sản phẩm phải đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm và chất lượng nông, lâm thủy sản… Thông qua việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu để khẳng định quy trình sản xuất của mình luôn luôn ổn định và đảm bảo duy trì được chất lượng theo bản tự công bố đã đề ra".

Một số sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Một số sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Cũng tại hội nghị này, đại diện Chi cục Phát triển nông thôn cung cấp các thông tin liên quan cũng như sự cần thiết của chương trình OCOP đến các doanh nghiệp đã tham gia và chưa tham gia. Doanh nghiệp có thể tham gia bất cứ lúc nào, sẽ có nhiều hỗ trợ, ưu đãi để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phục vụ người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người làm ra sản phẩm.

"OCOP là sản phẩm tử tế của những người tử tế làm ra, khi đã tham gia chương trình OCOP và đã đạt sao, nhà quản lí sẽ tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ và chỉ có sản phẩm OCOP mới được tham gia. Những sản phẩm được tham gia sẽ có rất nhiều cơ hội để kết nối thương mại, giới thiệu sản phẩm…

Trong quá trình thực hiện Chi cục Phát triển nông thôn đã hỗ trợ tối đa, có chính sách hỗ trợ riêng của Hải Phòng liên quan đến khoa học công nghệ, mỗi chủ thể được 50% giá trị và không quá 1 tỷ. Hải Phòng rất nhiều tiềm năng cho các sản phẩm OCOP, nhất là nhóm sản phẩm về du lịch, các cơ sở có thể đăng ký bất cứ lúc nào", ông Tăng Xuân Thọ - Chi cục trưởng Phát triển nông thôn chia sẻ.

Đại diện hợp tác xã Thụy Hương chia sẻ kinh nghiệm tham gia OCOP tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Đại diện hợp tác xã Thụy Hương chia sẻ kinh nghiệm tham gia OCOP tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Về phía các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã có những chia sẻ thẳng thắn những thắc mắc chưa hiểu rõ, những trăn trở và tâm tư nguyện vọng của mình. Khi được chia sẻ từ những đơn vị đã có sản phẩm OCOP và đã đạt sao và đại diện cơ quan quản lí nhà nước, không ít doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm luôn tại hội nghị và cho biết đã sẵn sàng đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Ông Bùi Minh Họa – Chủ trang trại Đảo Bầu rộng 200 ha cho biết: Tôi tâm đắc với câu nói sản phẩm tử tế của người tử tế, tôi sẽ tham gia sản phẩm ổi, thịt lợn và du lịch. Tôi tham gia để đánh giá xem mình có xứng đáng là sản phẩm OCOP chưa, xem mình đã là người tử tế chưa.

Clip các đại biểu tham dự hội nghị tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại hội nghị.

Còn ông Đặng Thanh Tùng – chủ cơ sở đang sản xuất hàng nghìn lít mật ong rừng ngập mặn/1 năm chia sẻ: Tôi làm sản phẩm mật ong rừng ngập mặn với sản lượng khoảng 2000-3000 lít/1 năm, là sản phẩm đặc trưng làm đến đâu bán hết đến đó nên tôi chỉ lo đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, không quan tâm đến quản bá hay xây dựng thương hiệu.

“Trước đây tôi chưa nghĩ đến việc sản phẩm của mình được người khác mua về, đóng gói và bán với giá trị gấp đôi, thậm chí là gấp 3 như thế. Qua hội nghị xúc tiến thương mại này tôi mới thấy để giữ được sản phẩm của mình làm ra, nâng cao giá trị kinh tế lên và được người khác biết đến thì cần phải tham gia chương trình OCOP, xúc tiến thương mại và quản bá sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, sẽ kết nối được người sản xuất và người tiêu dùng” – ông Tùng cho biết.

Tại Hải Phòng chương trình được thực hiện bắt đầu từ năm 2018, đến 2019 có 8 chủ thể với 12 sản phẩm tham gia và đến nay có khoảng trên 20 chủ thể tham gia, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao.

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm gồm 05 hạng sao:

- Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao.

- Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao.

- Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm