| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Hàng trăm hecta nuôi tôm bị dịch bệnh

Thứ Hai 04/05/2020 , 09:00 (GMT+7)

Có hơn 200 ha diện tích nuôi tôm ở phường Tân Thành, quận Dương Kinh (Hải Phòng) bị thiệt hại do dịch bệnh và hơn 300ha có nguy cơ thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Xá, nuôi tôm ở phường Tân Thành buồn bã vớt những con tôm đang đến kỳ thu hoạch nhưng bị chết do dịch bệnh. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Văn Xá, nuôi tôm ở phường Tân Thành buồn bã vớt những con tôm đang đến kỳ thu hoạch nhưng bị chết do dịch bệnh. Ảnh: Đinh Mười.

Đang vào mùa thu hoạch tuy nhiên hơn 200 ha diện tích nuôi tôm của gần 1 nghìn hộ dân ở phường Tân Thành, quận Dương Kinh bị dịch bệnh và hơn 300ha đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại.

Đặt túi tôm chết vừa vớt xong xuống góc tường, ông Lương Trác Cảng - người nuôi tôm ở tổ 4 phường Tân Thành chia sẻ: Tôi nuôi tôm ở đây đã hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ như năm này, vừa qua tôi thả 12 vạn, nhưng vừa rồi chết rất nhiều. Năm nay nếu cứ chết rải rác như thế này có thể sẽ không được thu hoạch, có thì cũng chỉ được chút ít để ăn.

Ngoài ông Cảng, hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở phường Tân Thành cũng phản ánh tương tự. Theo người dân ở đây, nguyên nhân phần do nguồn nước ngày càng ô nhiễm, phần do con giống không đảm bảo, người dân mua lại của những hộ khác trên địa bàn mà không có cơ quan chức năng kiểm nghiệm.

Nhiều hộ nuôi tôm nhà bạt ở quận Dương Kinh cũng phải bán tháo với giá chỉ bằng 1/2 năm ngoái do đã có biểu hiện của dịch bệnh. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều hộ nuôi tôm nhà bạt ở quận Dương Kinh cũng phải bán tháo với giá chỉ bằng 1/2 năm ngoái do đã có biểu hiện của dịch bệnh. Ảnh: Đinh Mười.

Về vấn đề này, thông tin với NNVN, ông Hoàng Đình Hới – Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thành cho biết: Trên địa bàn phường có có 155,2 ha nuôi tôm của Hợp tác xã sản xuất dịch vụ Nuôi trồng thủy sản Tân Thành và 80,86/224 ha của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Kiến Thụy bị thiệt hại do dịch bệnh. Nguyên nhân có thể do nguồn nước, mưa ít nên việc thau đảo nguồn nước không được thường xuyên hoặc có thể do nguồn con giống.

Tìm hiểu của PV, ngoài diện tích thiệt hại như trên, diện tích nuôi tôm có nguy cơ thiệt hại tại khu vực phường Tân Thành còn khoảng hơn 300 ha. Dịch bệnh xảy ra phổ biến ở các khu vực nuôi quảng canh cùng một số hộ nuôi tôm nhà bạt. Có hộ do tôm có biểu hiện dịch bệnh nên đã phải bán tháo cách đây khoảng 1 tháng với giá thấp chưa bằng 1/2 năm ngoái.

Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương ngày 24/4 cho thấy, 24 mẫu tôm được nuôi tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng gửi lên thì có 19/24 mẫu dương tính với virus gây bệnh đốm trắng, 9/24 mẫu dương tính với virus gây hoại tử gan tụy  cấp (AHPND), 4/16 mẫu dương tính với virus gây bệnh vi bào tử trên tôm.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm