| Hotline: 0983.970.780

Hải Phòng: Tích cực chống nắng nóng cho thủy sản

Thứ Sáu 10/07/2020 , 08:31 (GMT+7)

Thực hiện khuyến cáo của cơ quan chức năng, người nuôi trồng thủy sản tại Hải Phòng đang thực hiện tốt các biện pháp phòng chống nắng nóng cho thủy sản nuôi.

Hải Phòng đang có 7.609ha nuôi trồng thủy sản tập trung tại các quận, huyện: Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, An Dương, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, Thủy Nguyên và Cát Hải. Theo Sở NN-PTNT, hiện nay thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài trên diện rộng, có thể kết hợp các đợt mưa dông, đặc biệt chênh lệch nhiệt độ, oxy hòa tan ngày và đêm lớn... Điều này rất dễ làm cho thủy sản nuôi bị sốc, dẫn đến khả năng chống chịu bệnh suy giảm, chết hàng loạt.

Lưới nan giúp che nắng, thông gió, giữ nhiệt độ ổn định... được người dân dùng để chống nóng cho tôm nuôi. Ảnh: Đinh Mười.

Lưới nan giúp che nắng, thông gió, giữ nhiệt độ ổn định... được người dân dùng để chống nóng cho tôm nuôi. Ảnh: Đinh Mười.

Để hạn chế rủi ro, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan trực thuộc hướng dẫn các đơn vị, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thực hiện nuôi trồng thủy sản trong mùa nắng nóng.

Theo đó, các địa phương đã hướng dẫn người dân tổ chức thu tỉa các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cở thương phẩm. Chủ động trong công tác điều tiết các nguồn cấp, thau nước cho hoạt động nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, kịp thời khi cần thay, bổ sung cho vùng nuôi. Mặt khác, tăng cường theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để có biện pháp chủ động, ứng phó kịp thời.

Đối với tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được hướng dẫn thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết, tăng cường công tác chăm sóc, quản lý ao, kiểm tra ao nuôi vào lúc sáng sớm (5-6h) và chiều tối (16-17h). Mặt khác, bố trí diện tích ao lắng, ao xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, luôn đảm bảo các điều kiện môi trường thích hợp, duy trì mức nước trong ao nuôi tối thiểu 1,5 m.

Đối với hoạt động nuôi nhuyễn thể (ngao) ở các bãi triều, người dân đã được khuyến cáo không thả giống ngao vào thời điểm thời tiết không thuận lợi. Với ngao đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch, tránh thiệt hại xảy ra khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đối với ngao chưa đạt kích cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày.

Đối với các hộ nuôi tôm quảng canh, tăng mực nước và để ý đến việc cho ăn được người dân để ý. Ảnh: Đinh Mười.

Đối với các hộ nuôi tôm quảng canh, tăng mực nước và để ý đến việc cho ăn được người dân để ý. Ảnh: Đinh Mười.

Đối với nuôi thủy sản lồng bè, thường xuyên kiểm tra, gia cố hệ thống dây neo, phao lồng. Tiến hành vệ sinh lưới lồng sạch sẽ, thông thoáng, giãn cách giữa các bè nuôi từ 15 – 20 m để thoát nước, treo túi thuốc tím đầu dòng chảy định kỳ để phòng bệnh cho cá. Bên cạnh đó cần tăng cường cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn cho cá, bố trí neo đậu nuôi theo quy hoạch và tuân thủ nghiêm các yêu cầu về phòng chống lụt bão.

Trao đổi với NNVN, ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hải Phòng cho biết: Thủy sản chủ lực của địa phương là tôm thẻ, tôm sú, cá trắm đen, cá vược, rô phi đơn tính… năm nay diện tích nuôi có giảm nhưng không phải do nắng nóng mà do ảnh hưởng của Covid-19. Để chống nắng nóng, cơ quan chức năng đã có văn bản gửi các địa phương về việc chủ động tăng cường phòng chống nóng cho thủy sản nuôi. Đến thời điểm này các địa phương và người dân đang làm tốt, chưa có vấn đề gì xảy ra.

“Nếu người dân đảm mực nước trên 1m thì không lo lắng về nắng nóng, chỉ lo đang nắng tự nhiên mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thủy sản nuôi. Thứ nữa là những hộ nuôi quảng canh lâu năm, mực nước chỉ 50-70 phân hoặc nếu nuôi công nghiệp nhiều, lượng thức ăn tạo ra tạo nều không biết xử lí thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường nuôi, ảnh hưởng đến thủy sản nuôi. Điều này chúng tôi khuyến cáo và chỉ đạo các địa phương hướng dẫn người dân phương án đối phó”, ông Thịnh thông tin.

Chống nóng cho tôm nuôi tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh, Hải Phòng.

Là một trong những trọng điểm nuôi tôm của Hải Phòng, tại phường Tân Thành, quận Dương Kinh, việc chống nắng nóng cho thủy sản nuôi được chính quyền địa phương và người dân thực chủ động thực hiện hiệu quả. Người nuôi tôm đã dâng cao mức nước trong ao hơn bình thường để giữ được nhiệt độ ổn định, với các hộ nuôi tôm công nghiệp đã chủ động mái được che bằng lưới nan, vừa có ánh sáng, vừa chống nóng vừa thông gió, giúp giảm cường độ ánh sáng và ổn định nhiệt độ.

Ông Hoàng Đinh Hới – Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thành cho biết: Trên địa bàn phường có hơn 600ha nuôi trồng thủy sản, trong đó nuôi thí điểm công nghệ cao có hơn 1ha.  Sau khi có văn bản chỉ đạo của cấp trên, phường đã có thông báo, tuyên truyền cho người dân trên địa bàn các biện pháp phòng chống nắng nóng cho thủy sản nuôi như: Tại các đầm nuôi đảm bảo mức nước từ 1-1,5m. Những ngày nắng nóng, khuyến cáo người dân giảm mức độ cho ăn, thức ăn tươi sống và sạch sẽ, tập trung vào thức ăn công nghiệp; tập trung việc cấp nước cho các đầm nuôi thủy sản những hôm thời tiết nắng nóng... Người dân đang thực hiện tốt khuyến cáo của nhà nước về phòng chống nắng nóng cho thủy sản nuôi.

Xem thêm
Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.