| Hotline: 0983.970.780

Hai sản phẩm chế biến sâu 'có tiếng' của Bắc Kạn

Thứ Hai 12/12/2022 , 10:10 (GMT+7)

Dong riềng và cây nghệ là hai sản phẩm nông sản của Bắc Kạn được doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến sâu, qua đó đã khẳng định được tên tuổi trên thị trường.

Miến dong Tài Hoan không chỉ là thương hiệu trong tỉnh Bắc Kạn mà đã vươn tầm quốc gia. Bằng chứng là mặt hàng đã xuất khẩu ra thị trường châu Âu những năm qua. Đây cũng là sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất của tỉnh Bắc Kạn đến thời điểm này. Có nhiều yếu tố để thương hiệu miến dong Tài Hoan vươn xa. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Hướng dẫn bà con thu hoạch củ dong riềng sao cho chất lượng tốt nhất. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hướng dẫn bà con thu hoạch củ dong riềng đảm bảo quy trình kỹ thuật và chất lượng tốt nhất. Ảnh: Toán Nguyễn.

Người dân tham gia liên kết trồng cây dong riềng với Hợp tác xã Tài Hoan (HTX Tài Hoan) được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ vào sản xuất. Từ việc trồng theo hướng hữu cơ, cách chăm sóc để nâng cao sản lượng, cho đến việc thu hoạch đúng theo các quy định về kỹ thật. Nhờ vậy, hiệu quả canh tác của bà con tăng lên, mà chất lượng nguồn nguyên liệu cũng được bảo đảm để phục vụ cho chế biến.

Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan chia sẻ: "Trong quá trình sản xuất miến, để đảm bảo nguồn nguyên liệu, chúng tôi ký kết bao tiêu sản phẩm với bà con và chính quyền các xã. Bà con được chuyển giao khoa học, kỹ thuật để làm ra những củ dong riềng tốt nhất, không chỉ là năng suất, mà còn tăng được hàm lượng tinh bột. Sau đó, để lấy được tối đa lượng tinh bột trong củ dong riềng và có được những sản phẩm miến dong có chất lượng cao nhất, chúng tôi luôn quan tâm đến việc đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất.

Tất cả các khâu sản xuất hiện nay của HTX Tài Hoan đều dùng máy móc, như vậy sản phẩm mới có chất lượng và mẫu mã đồng đều, đảm bảo đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường và xuất khẩu".

Đối với các sản phẩm từ cây nghệ, một loại cây thế mạnh khác của tỉnh Bắc Kạn, từ nhiều năm nay cũng đã được sản xuất thành những sản phẩm như viên nghệ, tinh nghệ, curcumin… có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong nước. Ở lĩnh vực này, có thể nói đến Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà, là doanh nghiệp đi đầu của tỉnh Bắc Kạn trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nghệ.

Sản phẩm Curcumin của Công ty CP dược liệu Bắc Hà trên thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sản phẩm Curcumin của Công ty Cổ phần Dược liệu Bắc Hà trên thị trường. Ảnh: Toán Nguyễn.

Đến nay, 8 nhóm sản phẩm của đơn vị này đã đạt OCOP 4 sao, hướng đến việc nâng tầm 3 nhóm sản phẩm đạt OCOP 5 sao. Ngoài việc kiểm soát chặt chẽ vùng nguyên liệu, thành công của doanh nghiệp này chính là đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, với hệ thống dây chuyền tự động hoá, bán tự động từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

Với công nghệ nano đặc biệt để chiết xuất tinh chất quý từ củ nghệ nếp vàng, hiện nay các sản phẩm của nhà máy đã đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế, qua đó đã giúp nâng cao giá trị gia tăng, xây dựng uy tín, thương hiệu cho cây nghệ Bắc Kạn (GMP là từ viết tắt Good Manufacturing Practice, là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất).

Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà nói: "Chúng tôi không chỉ dừng ở sản phẩm OCOP 4 sao mà phải nâng tầm hơn nữa. Muốn vậy, phải tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đầu tiên là việc xây dựng những vùng nguyên liệu, hỗ trợ bà con khoa học, kỹ thuật trong canh tác và thu mua sản phẩm củ nghệ theo cam kết".

"Sản phẩm từ nghệ có tác động trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng, vì vậy chúng tôi luôn đổi mới, nâng cao quy trình sản xuất để làm sao loại bỏ hoàn toàn những chất gây hại cho cơ thể con người như nhựa và một số chất khác, sau đó chiết xuất được tối đa những chất có lợi. Vấn đề không thể thiếu nữa, ngoài sản phẩm tốt thì mẫu mã, bao bì luôn được cải tiến để chiếm được lòng tin của khác hàng", bà Nguyễn Thị Lê chia sẻ.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nữ doanh nhân 'chẳng giống ai' với trang trại 22ha trên cao nguyên

Bằng cách làm 'chẳng giống ai', chỉ trong vòng 8 tháng, trang trại quy mô 22ha với hàng chục loại rau, củ, quả của nữ doanh nhân này đã đạt tiêu chuẩn canh tác GlobalGAP.

Bình luận mới nhất