| Hotline: 0983.970.780

Hạn hán ở "rốn lũ"

Thứ Ba 16/03/2010 , 10:31 (GMT+7)

Dường như sau miền Bắc, ĐBSCL thì đến miền Trung hứng hạn. Hơn nửa tháng qua, hạn hán diễn ra khá khốc liệt ở vùng “rốn lũ” Cát Tiên và vài địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Dường như sau miền Bắc, ĐBSCL thì đến miền Trung hứng hạn. Hơn nửa tháng qua, hạn hán diễn ra khá khốc liệt ở vùng “rốn lũ” Cát Tiên và vài địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Ở Cát Tiên, ngay tại các xã Phù Mỹ, Đức Phổ, thị trấn Đồng Nai- nơi có dòng sông Đồng Nai chảy ngang qua, nhiều hộ dân đã phải mua nước sinh hoạt với giá từ 70.000 – 100.000 đồng, hàng trăm hecta lúa hè thu dự kiến xuống giống sớm của huyện Cát Tiên cũng không thể thực hiện được. Hiện tại, một số sông suối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó có sông Đồng Nai chảy qua huyện Cát Tiên, đã xuống thấp hơn mực nước dâng bình thường.

Lãnh đạo huyện Cát Tiên cho rằng hạn hán sẽ trở nên rất khốc liệt trong thời gian tới, khi mùa khô Tây Nguyên bắt đầu (tháng 4) và bước vào cao điểm (tháng 5- 7). Bởi vậy, cùng với cả tỉnh và cả Tây Nguyên, sẽ chẳng còn bao lâu nữa, Cát Tiên phải gồng mình lên chống hạn. Hiện tại, mực nước sông Đồng Nai đã xuống thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 1,5m, lưu lượng dòng chảy cũng đã thấp hơn các năm trước khoảng 35%.

Nguyên nhân chính khiến cho sông Đồng Nai năm nay kiệt nước sớm là: Nguồn nước phía thượng lưu không đủ dồi dào để đổ vào sông Đồng Nai hào phóng như mọi năm. Đồng thời, việc nắn dòng chảy của sông Đồng Nai ở phía thượng nguồn để phục vụ nước cho các công trình thủy lợi cũng góp phần đáng kể vào việc làm cho sông Đồng Nai phía hạ nguồn thêm cạn kiệt.

Tại các xã Phù Mỹ, Đức Phổ, thị trấn Đồng Nai…có đến trên 70% số giếng không còn giọt nước nào. Một số cánh đồng ở Gia Viễn, Phước Cát I, Phù Mỹ…đã khô nẻ. Bên cạnh đó là hàng chục trạm bơm thủy lợi dọc theo sông Đồng Nai trên địa phận huyện Cát Tiên từ nhiều ngày qua đã phải ngưng hoạt động. Việc nước sông Đồng Nai – con sông chảy bao hai phần ba chu vi huyện Cát Tiên đã khô kiệt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng địa phương này phải đối mặt với nạn thiếu nước trong SX và trong sinh hoạt.

Trước tình trạng thiếu nước cho sản xuất và để tránh tình trạng dân tự ý đào kênh dẫn nước như những năm trước, UBND huyện Cát Tiên đã phải lưu ý người dân về việc bảo vệ các công trình thủy lợi và đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện điều tiết nguồn nước ở một số hồ nước sao cho thật hợp lý để vừa bảo vệ được công trình và vừa đảm bảo cung cấp một lượng nước hợp lý phục vụ sản xuất cho người dân.

Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, năm nay Lâm Đồng nói riêng và cả Tây Nguyên nói chung sẽ phải đối mặt với nạn hạn hán trầm trọng. Theo đó, không chỉ sông Đồng Nai sẽ khô kiệt trong tương lai gần mà hầu hết mực nước ở các dòng sông chảy qua Lâm Đồng cũng sẽ xuống ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng trên dưới 1,5m. Tương tự, các hồ thủy lợi lớn của cả tỉnh cũng sẽ xuống thấp hơn cùng kỳ từ 2,5 – 4m, trong đó có không ít hồ sẽ “chạm” đến mực nước chết và thấp hơn cả mực nước chết.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm