| Hotline: 0983.970.780

Ai làm biến dạng hành lang thoát lũ sông Hồng?

Hàng trăm cuộc kiểm tra mỗi năm, vi phạm đê điều vẫn tái diễn

Thứ Tư 16/09/2020 , 07:10 (GMT+7)

Mỗi năm, có hàng trăm cuộc thanh kiểm tra về tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai tại Hưng Yên. Tuy nhiên, sai phạm vẫn tái diễn.

Một bãi bốc xếp chứa chất vật liệu xây dựng ở Khoái Châu tại vùng bãi sông Hồng vi phạm quy định Luật Đê điều. Ảnh: Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên.

Một bãi bốc xếp chứa chất vật liệu xây dựng ở Khoái Châu tại vùng bãi sông Hồng vi phạm quy định Luật Đê điều. Ảnh: Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên.

Khởi tố hình sự, niêm phong hai bến bãi vật liệu xây dựng

Những năm gần đây, do sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số ngày càng tăng nhanh. Đặc biệt tuyến sông Hồng là giao thông huyết mạch vận chuyển, cung cấp vật liệu xây dựng với khối lượng vô cùng lớn cho toàn tỉnh Hưng Yên, nên đã phát sinh nhiều bến bãi bốc xếp vật liệu xây dựng.

Theo Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên, trên bãi sông trong tỉnh có 46 bến bãi (trong đó tuyến sông Hồng 26 bãi; tuyến sông Luộc 20 bãi). Trong đó có 15 bãi được UBND tỉnh cấp giấy phép, còn lại 31 bãi chưa được cấp phép. Bãi chưa được cấp phép hình thành do doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tự phát.

Trao đổi tại Hội nghị Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống thiên tai cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều vào cuối tháng 7/2020 vừa qua do Tổng cục Phòng, chống thiên tai tổ chức, ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt bão tỉnh Hưng Yên cho biết, ngay cả các bãi bốc xếp chứa vật liệu xây dựng ngoài bãi sông đã được cấp phép vẫn vi phạm quy định.

Bãi tập kết cát chưa có giấy phép hoạt động của của một doanh nghiệp thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Minh Phúc.

Bãi tập kết cát chưa có giấy phép hoạt động của của một doanh nghiệp thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Minh Phúc.

Cụ thể, một số lỗi các bãi vi phạm như chứa vật liệu ngay cả trong mùa lũ. Một số bến bãi có trong quy hoạch nhưng các doanh nghiệp chưa làm hoặc chưa đủ các thủ tục để cấp phép hoạt động và các chủ hộ, doanh nghiệp vẫn tự phát hoạt động...

Đặc biệt, năm 2019 có 2 bến bãi của Công ty TNHH Hưng Hà Hưng Yên và Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Hưng Thịnh thuộc địa phận xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, đang bị cơ quan cảnh sát điều tra niêm phong để phục vụ công tác điều tra vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Lực lượng quản lý đê tổ chức 160 cuộc kiểm tra trong 2 năm

Bên cạnh đó, trên bãi sông ở khu vực được cấp phép nghiên cứu xây dựng (theo quy định tại quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ, có 3 dự án xây dựng hạ tầng để bán đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại 3 xã khi dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Đê điều.

Cụ thể, khi triển khai xây dựng hạ tầng, năng lực của một số cán bộ chính quyền địa phương còn hạn chế nên không lấy ý kiến tham gia của Sở NN-PTNT, vì vậy dẫn đến chưa đúng thủ tục theo quy định của Luật Đê điều.

Nhất là sự án xây dựng hạ tầng tại xã Phụng Công có quy mô hơn 22ha, việc này Sở NN-PTNT có nhiều báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý. Bộ NN-PTNT cũng có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang cùng vào cuộc để giải quyết vụ việc trên.

Ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên cho biết, để ngăn chặn, xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, ngoài công tác quản lý thường xuyên, tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra hàng năm.

Lò gạch ở bãi sông vi phạm chứa chất đất sản xuất gạch trong mùa lũ (chụp ngày 23/7/2020 trên địa bàn tỉnh Khoái Châu). Ảnh: Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên.

Lò gạch ở bãi sông vi phạm chứa chất đất sản xuất gạch trong mùa lũ (chụp ngày 23/7/2020 trên địa bàn tỉnh Khoái Châu). Ảnh: Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra của tỉnh Hưng Yên (thông qua việc thành lập Đoàn thanh tra liên ngành), chỉ tính trong 2 năm 2018 và 2019, Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt bão (các Hạt Quản lý đê) đã tiến hành 160 cuộc kiểm tra (năm 2018 có 70 cuộc kiểm tra; năm 2019 có 90 cuộc kiểm tra) nhằm ngăn chặn, xử lý vi phạm Luật Đê điều còn tồn đọng và các vi phạm mới phát sinh.

Đó là chưa tính đến các cuộc kiểm tra của UBND các huyện, thành phố. Tuy nhiên, tình hình vi phạm về sử dụng bãi sông vẫn còn diễn ra như chưa phép và tái vi phạm. Vậy câu hỏi đặt ra là, hiệu quả thực sự của các cuộc thanh tra, kiểm tra là như thế nào?

Theo Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên, số cán bộ, công chức, viên chức có chuyên môn phù hợp thực hiện công tác quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hưng Yên chỉ có 34 người, trong đó tại các Hạt Quản lý đê là 27 người, chi cục là 7 người.

Như vậy, lực lượng làm công tác quản lý đê hiện tại là rất mỏng so với nhiệm vụ, công việc thực tế quản lý. Mặt khác, thời gian tới đây phải tiếp tục tinh giản biên chế theo Nghị định số 108, đây là những khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý đê và phòng chống thiên tai.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất