| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm ngàn chậu cúc tết chết yểu do mua phải giống rởm

Thứ Tư 21/11/2018 , 09:15 (GMT+7)

Người trồng cúc bán tết ở TX An Nhơn (Bình Định) đang “khóc đứng khóc ngồi” vì mua giống về trồng trong chậu cả tháng mà không phát triển. Hàng trăm ngàn chậu phải nhổ bỏ để trồng lại.

Tốn công tốn của đã đành, người trồng cúc đang đứng trước nguy cơ muộn mùa hoa tết. Cúc mà không ra hoa kịp bán tết thì chỉ có nhổ bỏ hoặc sang tháng Giêng năm sau cắt bán hoa bình gỡ gạc vốn.

08-09-20_4
Những chậu cúc pha lê của anh Đỗ Văn Hòa dù được cứu nhưng phần nhiều bị "trống chân"

Hàng trăm hộ dân ở đường phố Nguyễn Thị Minh Khai và khối Vĩnh Liêm thuộc phường Bình Định và phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn) có truyền thống trồng cúc bán tết đang khốn đốn. Ngỡ cúc bị bệnh, họ tận tình cứu chữa bằng vô số loại thuốc BVTV, nhưng cây vẫn "đứng lì". Nhổ lên thì thấy bộ rễ đã không phát triển mà còn chuyển màu đen, dưới đầu rễ nổi lên một cục trông như “cục u”. Biết là cây cúc đã bị bệnh “nan y” không thể cứu chữa, vậy là cả làng đồng loạt nhổ bỏ, trồng lại cây mới, thúc thuốc sinh trưởng để cầu may kịp bán vào dịp tết.

Vừa chăm những chậu cúc vừa được trồng lại khoảng 1 tháng nay, anh Nguyễn Ngọc Hoàng (52 tuổi) ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, vừa rầu kĩ kể: Năm nay anh trồng 500 chậu cúc loại trung để bán tết. Mỗi chậu trồng 50 cây giống, với 200 chậu anh mua của nhà vườn Ngô Quốc Hưng ở thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước) 10.000 cây cúc giống giá 2 triệu đồng.

Cúc được trồng vào chậu cả tháng trời mà không thấy cây phát triển, anh ngỡ cây bị bệnh, tích cực cho “ăn” thuốc BVTV nhưng vẫn không thấy chuyển biến. Nhổ thử vài chậu thì thấy bộ rễ đã chuyển màu đen. Biết là chẳng thể cứu chữa, anh đành nhổ bỏ toàn bộ và trồng cây giống mới.

08-09-20_1
Những chậu cúc chết của anh Nguyễn Ngọc Hoàng lúc chưa được trồng lại

“Tôi phải thuê 3 công lao động nhổ bỏ 200 chậu. Khi ấy đất đã bị nhiễm trùng nên phải thay đất, hoặc đảo đất rồi khử trùng xong mới trồng cây mới. Tốn 2 – 3 lần tiền mua giống và công, nhưng không hy vọng cúc ra hoa đúng dịp tết. Nếu phát triển bình thường thì bây giờ những chậu cúc đã cao gần cả mét, cắm cọc phụ được rồi. Do mất thời gian cả tháng nên giờ những chậu cúc được trồng lại nhỏ tí trông cứ như cây cải, kiểu này muộn tết là cái chắc”, anh Hoàng than thở.

08-09-20_2
Anh Nguyễn Ngọc Hoàng cố gắng chăm sóc những chậu cúc mới trồng lại

Cả khu đất rộng cạnh Cụm công nghiệp phường Bình Định có đến 7.000 chậu cúc cùng lâm cảnh như 200 chậu cúc của anh Nguyễn Ngọc Hoàng, vì cùng mua cúc giống tại nhà vườn Ngô Quốc Hưng. Người bị ít cũng 400 – 500 chậu như chị Cao Thị Nhung (400 chậu), anh Nguyễn Hoài An (300 chậu), Tô Thành Công (500 chậu), Phạm Thị Liên (400 chậu), anh Cao Hùng (550 chậu), người bị nhiều cả ngàn chậu như anh Nguyễn Ngọc Hải (1.000 chậu), anh Nguyễn Minh Tuấn (1.500 chậu), anh Lê Trung Hiếu (1.000 chậu)…

“Dân chuyên trồng cúc bán tết hàng năm chỉ đợi đến mùa này, năm nào mưa thuận gió hòa, mỗi hộ kiếm 100 – 200 triệu dành chi phí cho gia đình cả năm sau. Năm nay lâm tình cảnh như thế này cầm chắc chúng tôi sẽ mất mùa hoa tết, đồng nghĩa mỗi hộ mất đứt 100 – 200 triệu đồng”, anh Nguyễn Minh Tuấn bộc bạch.

Theo anh Tuấn, cả khu phố Nguyễn Thị Minh Khai có 25 hộ trồng cúc mua giống cùng 1 chỗ, cùng loại cúc đóa và cùng chết 1 lúc. Cách đây 1 tháng, cúc chết bị nhổ bỏ cả đống. Những chậu lớn phải trồng 100 cây giống, chậu nhỏ 50 cây. Tính bình quân 1.000 chậu cúc được trồng đến 70.000 cây giống. Riêng 7.000 chậu cúc của người dân phố Nguyễn Thị Minh Khai đã bị thiệt hại đến 490.000 cây giống.

08-09-20_3
Nếu không bị chết giống thì cúc của anh Nguyễn Ngọc Hoàng đã lớn như thế này
Không chỉ giống cúc đóa, mà cả giống cúc pha lê có xuất xứ từ nhà vườn Ngô Quốc Hưng cũng bị “chết yểu”. Anh Đỗ Văn Hòa (55 tuổi) ở đườn Ngô Gia Tự (phường Bình Định) mua 22.000 cây giống cúc pha lê để vào 200 chậu lớn. Tương tự như hàng trăm ngàn chậu cúc đóa bị chết khắp nơi, 200 chậu cúc pha lê của anh Hòa cũng lụi dần.

 

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất