| Hotline: 0983.970.780

Hành vi vặt lông gia cầm để ép đẻ trứng bị lên án

Thứ Hai 14/02/2022 , 14:13 (GMT+7)

Đài Loan Trong bối cảnh nguồn cung trứng gia cầm đang khủng hoảng thiếu, nhiều trang trại đã ép gà đẻ trứng để tranh thủ giá cao- hành vi được coi là 'lột xác cưỡng bức'.

Giá trứng gia cầm tại Đài Loan đang cao bất thường do khan hiếm nguồn cung. Ảnh: CNA 

Giá trứng gia cầm tại Đài Loan đang cao bất thường do khan hiếm nguồn cung. Ảnh: CNA 

Ngay lập tức, nhiều tổ chức phúc lợi động vật đã lên án hành vi “lột xác cưỡng bức” này, ảnh hưởng đến sức khỏe của gà mái cũng như chất lượng trứng.

Cộng đồng bảo vệ sức khỏe động vật của Đài Loan đã đưa ra những lo ngại về phương pháp thay lông cưỡng bức, trái quy luật tự nhiên được một số trang trại sử dụng để giải quyết tình trạng thiếu trứng trầm trọng.

Tờ China Times cho biết, một số trang trại chăn nuôi gia cầm ở miền trung Đài Loan, chủ yếu ở quận Chương Hóa được cho là đã vặt lông gà mái để đẩy nhanh chu kỳ đẻ trứng trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.

Theo đó, việc lột xác cưỡng bức được người chăn nuôi cắt bớt khẩu phần thức ăn của gà mái trong vòng 7 đến 14 ngày để gà bị rụng lông và ngừng đẻ trứng để đẩy nhanh chu kỳ sản xuất trứng mới. Trên thực tế, một số nông dân thậm chí còn không cho gà mái uống nước.

Hiệp hội Bảo vệ Động vật Đài Loan đã kêu gọi ngừng ngay hành vi ngược đãi con vật không chỉ bị coi là tàn nhẫn này, mà còn làm suy giảm chất lượng trứng. Trên thực tế nhiều con gà mái chết trong thời gian nhịn ăn và những con sống sót sẽ giảm 30% trọng lượng, trong khi lứa trứng mới được sản xuất theo cách này bị sảo non hoặc có vỏ mỏng hơn dẫn đến chất lượng trứng không đạt tiêu chuẩn.

Trên 24 triệu người dân hòn đảo Đài Loan đang phải đối mặt với thảm họa về nguồn cung trứng, với sự thiếu hụt 1,2 khoảng triệu quả trứng gia cầm mỗi ngày, nguyên nhân do nhiều yếu tố kết hợp từ thời tiết rét đậm, rét hại bất thường đến đầu vào chăn nuôi như giống, thức ăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Chính quyền eo biển cho biết, nhu cầu trứng gia cầm sẽ sớm được giải quyết phần nào nhờ nguồn nhập khẩu và tình trạng thiếu hụt dự kiến ​​sẽ giảm bớt vào tháng 4 tới.

Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan cho biết, lý do khan hiếm trứng thể hiện rõ nhất ở khu vực phía bắc hòn đảo bao gồm các quận Đài Bắc, Tân Đài Bắc và Đào Viên- nơi chiếm 1/3 tổng lượng trứng tiêu thụ trên toàn lãnh thổ và chủ yếu dựa vào nguồn cung từ phía nam.

Theo các cơ quan quản lý nông nghiệp, đây được coi là sự cố khan hiếm trứng hiếm thấy, khi nhiều người tiêu dùng ở miền bắc liên tục phàn nàn về các kệ trứng trống rỗng tại các siêu thị bán lẻ. Nguồn cung căng thẳng đã khiến giá trứng tăng cao, có thời điểm sau Tết Nguyên đán đã lên tới 35 Đài tệ (1,26 USD)/ khay (0,6 kg) so với mức 24 Đài tệ hồi trước đại dịch.

Tổng giám đốc Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm Đài Loan Hu Jong-i cho biết, nhu cầu tiêu thụ trên toàn lãnh thổ trung bình là 23,6 triệu quả trứng mỗi ngày. Để giải quyết bài toán khan hiếm trứng, giới chức eo biển đang cho nhập khẩu khoảng 600.000 quả trứng từ Úc và Mỹ mỗi tuần. Ngoài ra, chính quyền cũng đề ra chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi để hỗ trợ người chăn nuôi và các nhà chế biến thực phẩm.

Trong một động thái liên quan, đại diện các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Đài Loan cho biết, họ ủng hộ các chính sách bình ổn giá của chính quyền do đang được thụ hưởng chính sách tạm dừng sắc thuế nhập khẩu ngô 5% từ ngày 7/2, dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến người chăn nuôi lợn và gia cầm, làm tăng chi phí và cuối cùng khiến thịt lợn, thịt gà trở nên đắt hơn.

(China Times; CNA)

    Tags:
Xem thêm
Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.