| Hotline: 0983.970.780

Hào hứng chuyển đổi

Thứ Sáu 04/04/2014 , 13:00 (GMT+7)

Thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư và cơ giới hóa là các yếu tố tiên quyết để nông dân chuyển đổi cây trồng. 

An Giang là tỉnh dẫn đầu trồng bắp ở ĐBSCL với hơn 10.000 ha, chủ yếu giống bắp lai. Do vùng đất phù sa dọc theo triền sông không ngập úng nên cây bắp phát triển tốt, có thể trồng 2 vụ/năm.

Nông dân Võ Hoàng Lượm ở ấp An Khánh, xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang trồng 15 công bắp lai cho rằng, thế đất vùng này cao, khó khăn về nước tưới nên canh tác lúa không thuận lợi. Trong ấp có hơn 40 hộ chuyên trồng bắp lai và ớt luân canh. Có người đi thuê đất 800.000 - 1 triệu đồng/công/năm để trồng bắp và có lãi.

Anh Trần Ngọc Mánh, nông dân ở xã Phú Hữu, huyện An Phú có 5 ha đất lúa. Sau nhiều năm canh tác lúa không mấy hiệu quả do giá lúa thấp nên đã chuyển 1,8 ha sang trồng bắp lai và rau màu. Qua nhiều năm SX, anh đúc kết: SX lúa bán với giá 4.100 - 4.200 đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 1,8 - 2 triệu đồng/công, khi giá lúa lên 5.000 đ/kg thì có lãi trên 2 triệu đ/công. Trồng bắp lai, cuối vụ bán được 4.500 - 5.000 đ/kg mức lãi có thể đạt 2,5 - 3 triệu đ/công và tiêu thụ khá ổn định.

Tại Bạc Liêu, năm 2012 Sở NN-PTNT rà soát trên tổng diện tích đất canh tác 86.296 ha của toàn tỉnh có 2.630 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, chiếm 1,47% diện tích. Dự kiến đến năm 2020 đất có khả năng chuyển đổi ở Bạc Liêu tăng lên 6.854 ha theo cơ cấu 1 vụ lúa - 1 vụ màu; 1 vụ lúa - 2 vụ màu và 2 vụ lúa - 1 vụ màu.

Theo kết quả một số mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao có khả năng mở rộng như: 1 vụ lúa - 1 vụ dưa hấu cho lợi nhuận 38,4 triệu đ/ha, trong đó lúa hơn 7,9 triệu đ/ha, dưa hấu đạt trên 30,5 triệu đồng/ha. Mô hình 1 vụ lúa - 2 vụ màu đạt lợi nhuận 76,7 triệu đ/ha, trong đó lúa HT hơn 3,3 triệu đ/ha, dưa hấu 44,7 triệu đ/ha và bí đỏ 28,7 triệu đ/ha. Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ màu đạt tổng lợi nhuận 56,1 triệu đ/ha...

Tại Cần Thơ, qua khảo sát có 8.225 ha đất trồng lúa có khả năng ảnh hưởng hạn đầu vụ XH và lũ cuối vụ TĐ. SX 3 vụ lúa trong năm cho lợi nhuận trên 56,4 triệu đ/ha, trong khi chuyển đổi lúa - mè - bắp đạt trên 74,5 triệu đồng/ha, chênh lệch hơn 18 triệu đ/ha. Do đó trong thời gian qua dọc theo vùng ven sông hậu nông dân ở các quận Thốt Nốt, Ô Môn và huyện Thới Lai bắt tay chuyển đổi đất lúa XH kém hiệu quả sang trồng mè, bắp, đậu. Cây mè đang thắng thế, đạt gần 5.000 ha, tăng 700 ha so với năm 2013. Đó là do giá tiêu thụ tốt, bình quân 1 ha mè thu 1,8 tấn, trừ chi phí lãi đạt hơn 30 triệu đ.

Tuy nhiên, nhiều cán bộ ngành NN-PTNT ở ĐBSCL cho rằng, khi mở rộng thực hiện mô hình chuyển đổi cần tính tới khả năng tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thị trường để quy hoạch vùng SX, lựa chọn cây trồng và liên kết giữa các tỉnh trong vùng có điều kiện tương đồng.

Ông Phạm văn Quỳnh, GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ nhận xét, thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư và cơ giới hóa là các yếu tố tiên quyết để nông dân chuyển đổi cây trồng. Về mặt kỹ thuật, qua các đợt tập huấn mô hình SX mới cho thấy nông dân vẫn chưa thể áp dụng thực hành được ngay. Họ cần có thời gian làm quen cách chăm sóc, BVTV cho đến thu hoạch...

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.