| Hotline: 0983.970.780

Hậu quả của hệ thống lương thực quá phụ thuộc vào phân bón

Thứ Sáu 11/02/2022 , 16:07 (GMT+7)

Trong một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ), các chuyên gia cho biết tình hình an ninh lương thực hiện nay là đáng lo ngại trong bối cảnh khủng hoảng coronavirus.

Khủng hoảng phân bón

Mỹ là quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới do người dân được hưởng mức độ thoải mái về nguồn cung lương thực, tuy nhiên đang có một số mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự thịnh vượng chính là sự “phụ thuộc nguy hiểm” của hệ thống lương thực vào phân bón.

Mỹ là quốc gia đốt lượng phân bón trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và hầu hết nguồn cung phân bón đến từ các quốc gia khác. Theo thống kê, hơn 50% lượng phân đạm quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của Mỹ được nhập khẩu và ít nhất 25% đến từ Trinidad và Tobago.

Giá phân urê toàn cầu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi giá khí đốt tăng mạnh dẫn đến hạn chế sản xuất và xuất khẩu. Đồ họa: Reuters

Giá phân urê toàn cầu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau khi giá khí đốt tăng mạnh dẫn đến hạn chế sản xuất và xuất khẩu. Đồ họa: Reuters

Khí tự nhiên rất quan trọng đối với việc sản xuất phân bón và với giá khí đốt tăng chóng mặt, phân bón ngày càng đắt đỏ hơn để sản xuất. Do đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều lý do để báo động.

Giá các loại phân bón gốc phốt pho và kali đã tăng hơn gấp đôi ở bang Kansas, trong khi phân bón gốc nitơ đã tăng gấp bốn lần. Kết quả là, lương thực- thực phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ, ngay cả ở quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.

Theo tờ Wall Street Journal, nhiều quốc gia đang phát triển đang phải đối phó với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng phân bón hiện nay sẽ gây nguy hiểm cho an ninh lương thực của khoảng 100 triệu người. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề chỉ riêng đối với các quốc gia đang phát triển mà còn tiềm ẩn đến những nước giàu có như Mỹ.

“Không có gì huyền bí khi nông dân phải đối mặt với cuộc khủng hoảng phân bón khi nhiều nhà sản xuất phân bón lớn trên thế giới vẫn đang đóng cửa hoạt động cùng với việc Trung Quốc và châu Âu cắt giảm xuất khẩu phân bón để đẩy giá lên. Tác động của phân bón không phải là điều mà người bình thường nghĩ đến. Nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến những gì bạn nhìn thấy trên các kệ hàng tại siêu thị nơi bạn sinh sống. Và thực tế không may là đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Rất có thể sẽ phải mất hơn một năm nữa khi tác động của cuộc khủng hoảng giá phân bón tác động từ trang trại đến bàn ăn”, Thượng nghị sĩ Mỹ Roger Marshall giải thích.

Các nghiên cứu cho thấy, ngô là loại ngũ cốc chính ở Mỹ, chiếm tới hơn 95% thức ăn chăn nuôi. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất nhiều loại bánh, xi-rô, chất làm ngọt, ga và một số mặt hàng khác. Tình trạng thiếu phân bón toàn diện sẽ tàn phá sản lượng ngô. Sản xuất thịt cũng sẽ bị ảnh hưởng khi chăn nuôi gia súc chững lại, ngoài ra nó cũng sẽ ảnh hưởng đến ngành sữa và len.

Bón nhiều phân hơn không phải là giải pháp

Vấn đề phân bón là một hy vọng đối với nông nghiệp Mỹ một khi cố gắng sản xuất nhiều nitơ hơn. Nếu Mỹ càng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu phân bón từ những đối thủ như Nga, họ sẽ có cơ hội đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực của Mỹ. Và cuối cùng, nước Mỹ phụ thuộc vào phân bón càng lâu thì càng khó “cai nghiện” phân bón.

Mỹ thuộc diện có tài nguyên đất giàu dinh dưỡng nhất thế giới, nhưng sau nhiều thập kỷ nông nghiệp phát triển theo hướng thương mại ồ ạt, đã khiến họ phải gánh chịu hậu quả. Nông dân cũng như các tập đoàn lớn luôn bị ám ảnh bởi lợi nhuận. Và họ luôn cố bón cho đất thêm nhiều phân để đẻ ra lợi nhuận.

Các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng phân bón toàn cầu. Ảnh: BBC

Các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nề trong cuộc khủng hoảng phân bón toàn cầu. Ảnh: BBC

Trong quá trình này, đất sản xuất nông nghiệp của Mỹ đã bị vắt kiệt các chất dinh dưỡng cần thiết, trong khi vi khuẩn và nấm tự nhiên thực sự tạo ra nhiều sản lượng  hơn. “Có một quan niệm sản xuất phổ biến là nếu không bón phân thì không có gì phát triển. Nhưng điều đó không đúng và chưa bao giờ xảy ra”, nhà nghiên cứu đất Rick Haney nói.

“Hệ thống canh tác cường độ cao, quá phụ thuộc vào hóa chất đã khiến đất bị rối loạn chức năng. Nó đã tạo ra một vòng luẩn quẩn bởi tất cả phân bón cũng như đất không hoạt động như chúng ta cần. Về cơ bản, chúng ta đang phá hủy chức năng của đất, vì vậy bạn phải cung cấp cho nó ngày càng nhiều phân bón tổng hợp chỉ để tiếp tục sản xuất mùa màng”, ông Haney nói thêm.

Nỗi ám ảnh về lợi nhuận của nông dân Mỹ rất nguy hiểm. Nó đang trừng phạt đất bằng cách bón phân ưu tiên số lượng hơn chất lượng. Nó đã tạo ra sự phụ thuộc vào phân bón và phá hủy đất - cả hai con đường đều dẫn đến thảm họa và sụp đổ hệ thống nông nghiệp hoàn toàn.

“Một tin tốt là vấn đề sức khỏe đất đang dần hồi phục trở lại khi chúng ta cho nó cơ hội bởi chưa phải đến mức chúng ta đã hủy hoại nó đến mức không thể chữa lành. Phong trào sức khỏe của đất đang nỗ lực đưa các mức độ sản xuất hữu cơ quay trở lại”, nhà nghiên cứu Rick Haney nói.

(The Trumpet)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.