| Hotline: 0983.970.780

Hệ lụy Thủy điện Đồng Nai 3: Đẩy dân lên rừng

Thứ Hai 08/11/2010 , 10:38 (GMT+7)

Thời điểm này, trước sức ép của lũ “nhân tạo”, những hộ dân ở Đăk Plao, Đăk Glong (Đăk Nông) đã lên rừng đặc dụng…lập làng mới.

NNVN đã có nhiều bài viết phản ánh về những bấp cập trong công tác đền bù giải tỏa, tái định canh, định cư công trình thủy điện Đồng Nai 3 khiến hàng chục hộ dân xã Đăk Plao, Đăk Glong (Đăk Nông) không chịu di dời.  Và thời điểm này, trước sức ép của lũ “nhân tạo” ,  những hộ dân này đã lên rừng đặc dụng…lập làng mới.

>> Di dân, TĐC thủy điện Đồng Nai 3- Đắk Nông: Ẩn chứa nhiều bất ổn
>> Hồ chứa nước thủy điện Đồng Nai 3 bị thấm

Đi về đâu?

Mới sáng sớm, K’Srui đã say lướt khướt. Hỏi, hắn bảo đêm qua uống mừng làng mới. Buồn vui lẫn lộn nên uống đến gần sáng. K’Srui phân bua: “Vui vì có làng mới, buồn thì nhiều chuyện lắm. Làng cũ ngập nước, tiền đền bù không có, đất đai cũng chìm trong nước. Còn mấy sào rẫy bên kia mà giờ sang đó tốn tiền lắm. Có hơn 100 m đường đò mà mất đến 100 ngàn cả đi lẫn về.”

Nhà K’Sriu nằm ngay đầu thôn, leo lên hết một con dốc đá là một khu dân cư mới toanh nằm lọt thỏm giữa hai sườn núi Tà Đùng cao ngất. Bên sườn đồi, ruộng bắp đang sắp trổ cờ. Cơn say chưa qua cùng với con dốc dài khiến K’Sriu thở dốc: “Mấy tháng trước, đói quá dân đã vào đây phát rừng trồng bắp. Mình là phó thôn, hiểu cái việc phá rừng là sai trái lắm. Nhưng không để bà con phát thì họ sống bằng gì.”

Thấy người lạ, một ông già ghé lại thăm dò. Qua K’Sriu, già làng K’Kệ yên tâm trút bầu tâm sự: “Hôm qua, về lại làng xưa mà làm sơ sài quá. Nhưng chắc Yang (Trời) thấu được nỗi khổ của dân mà bỏ qua. Hồi xuống dưới sung túc lắm, tạ Yang đủ cả trâu, bò, lợn, gà…Tưởng được yên nào ngờ giờ mới bắt đầu”.

 Nói về chuyện phá rừng, ông K’Kệ cho biết: “Mùa rẫy năm trước, gần 500 hộ dân của mình đã bị chính quyền kiểm điểm vì đã vào rừng lập làng. Dân mình than thở, họ bảo sẽ giải quyết ổn thỏa việc tái định canh, định cư. Thế mà họ chỉ hứa thôi chứ có làm đâu. Làng mình mình về chứ biết đi đâu”.

Rừng và người đều bị đe dọa

Theo ông Lê Quang Dần - Giám đốc Khu BTTN Tà Đùng, hiện đã có ít nhất 45 căn nhà và lều tạm của dân thôn xây dựng trái phép trong lâm phần tại các tiểu khu 1803, 1807, 1811. Từ tháng 5/2009 đến nay, đơn vị đã phát hiện tổng cộng 25 điểm phá rừng trái phép, gây thiệt hại 12,3ha rừng đặc dụng, đó là chưa kể khoảng 200ha nương rẫy cũ của dân Đăk Plao.

Bất chấp sự ngăn chặn của chính quyền, dân đã di dời nghĩa địa từ vùng ngập lâm phần Khu BTTN Tà Đùng. Cũng theo ông Dần, do lực lượng quá mỏng, đơn vị không thể “dùng biện pháp mạnh”. Hơn nữa, “chúng tôi cũng không nỡ”. Theo thông tin riêng của chúng tôi, ngày 28/10, có 5 hộ dân từ khu tái định cư bỏ nhà vào Tà Đùng. Dân tại khu Tà Đùng cho hay, họ vào rồi lên rừng biệt tăm không thấy xuống.

Cùng với nỗi khốn cùng của người lớn, chuyện của “bọn trẻ cũng quá mờ mịt”. Bà H’Binh (thôn 1) có 2 đứa con đứa học 11, đứa lớp 7. Mấy tháng trước bà gửi con cho người quen ở khu tái định cư để chúng đi học. Nhưng bà đang tính cho chúng nghỉ học: “Mới ra mấy tháng mà mình mẩy chúng đầy ghẻ chóc. Nước ăn uống phải mua từng thùng tiền đâu mà chịu nổi. Cứ đà này cả nhà chết đói vì cho con đi học thôi. Vợ chồng tôi ra năn nỉ cho chúng về xã Đăk Som học nhưng hiệu trưởng bảo huyện không cho”.

“Khi nào có đường vào, huyện sẽ tiến hành cưỡng chế. Khu bảo tồn làm sao cho dân ở được”- Ông Phạm Đặng Quang, Phó chủ tịch huyện Đăk Glong, nói một câu gọn lỏn về tất cả những sự việc trên.

Cũng tình cảnh đó, 53 hộ dân đang sống trong rừng cũng không thể cầm cự nổi đành cho con về nhà. K’Sriu tính: “Mỗi lần đi “thăm nuôi” con mất hết 100 ngàn tiền đò. Nhà giờ chỉ còn có cái mái với mấy miếng gỗ. Bắp chưa trổ cờ lấy tiền đâu nữa”. Chưa có con số chính xác nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, ít nhất đã có 60 học sinh các cấp bỏ học theo bố mẹ lên rừng vì không sống nổi ở khu tái định cư.

Một nỗi lo lớn hơn cho 53 hộ dân đang sống trong rừng đó là thiên tai. Bởi họ đang bị ngăn sông cách núi. Việc cứu hộ nếu có sự cố sẽ là rất khó khăn. Trong khi đó, dưới dòng nước mênh mông kia, người dân vẫn phải đánh cược số phận để ra huyện mua thực phẩm. Còn đội cứu hộ, sau cái chết của 2 nông dân nghèo đã hoạt động trở lại nhưng mỗi ngày chỉ chừng vài phút. Trong khi đó đường từ Đăk Plao đến huyện cách hơn 30km và không hề dễ đi.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm