| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ chuyển dòng đợt 2

Thứ Ba 14/01/2020 , 09:02 (GMT+7)

Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, là công trình trọng điểm không những của Bộ NN - PTNT mà còn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ chuyển dòng đợt 2 vào sáng ngày 13/1.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN- PTNT, ngay từ đầu năm 2020, liên tiếp các ngày đầu tháng 1 các hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định; hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An đã tổ chức chặn dòng thành công và ngày 13/01; Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận cũng đã chuyển dòng đợt 2 là mốc quan trọng quyết định hoàn thành dự án vào năm 2021 đúng như tiến độ đã được phê duyệt.
 

Dự án trọng điểm, quan trọng

Ngày 13/1, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 (gọi tắt là Ban 7), Bộ NN- PTNT đã tổ chức lễ chuyển dòng đợt 2 và phát động phong trào thi đua “Thiết kế, thi công, quản lý, giám sát đạt tiến độ, chất lượng, an toàn và hiệu quả" lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020).

Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, là công trình trọng điểm không những của Bộ NN - PTNT mà còn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Dự án thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, gồm 2 hợp phần chính: Công trình đầu mối hồ Sông Cái nằm trên địa bàn xã Phước Hòa (Bác Ái), dung tích thiết kế 219,8 triệu m3 nước và đập dâng, tuyến kênh dẫn nước Tân Mỹ.

Khi Dự án thủy lợi Tân Mỹ hoàn thành sẽ khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán kéo dài và cung cấp nước tưới cho nhiều khu vực của tỉnh Ninh Thuận, góp phần tái cấu cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương trước mắt cũng như lâu dài.

Theo Quyết định số 4656/QĐ-BNN-XD ngày 23/11/2018 của Bộ NN- PTNT phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thì nhiệm vụ chính của dự án, gồm tưới và tạo nguồn cho 7.480 ha đất nông nghiệp, trong đó tưới trực tiếp 4.754 ha; tiếp nước cho hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm để bảo tưới đủ diện tích 12.800 ha, bơm chống hạn 424,5 ha.

Ngoài ra, dự án tiếp nước 2,5m3/s cho hồ Cho Mo, hồ Bà Râu, hồ Sông Trâu và cho khu tưới hồ Ông Kinh; 2,26 m3/s cho sinh hoạt, chăn nuôi; 0,92 m3/s cho nuôi trồng thủy sản; tạo 10,3 triệu m3 cho thủy điện tích năng và tiếp nước cho Nam Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa).

15-45-56_nh_tn_my_1

Cũng trong ngày 13/1, Ban 7 đã tổ chức chặn dòng thành công hồ chứa nước Sông Lũy, tỉnh Bình Thuận. Dự án thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, kinh phí 1.484 tỷ đồng có dung tích thiết kế 100 triệu m3 nước được khởi công tháng 2/2019 và đến tháng 12/2019 đã đủ điều kiện chặn dòng.

Công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2021 với nhiệm vụ chính: Tạo nguồn cấp nước tưới cho 24.200ha đất canh tác; Cấp nước tưới, sinh hoạt và du lịch cho trạm bơm Lê Hồng Phong với lưu lượng 2m3/s; Duy trì dòng chảy môi trường các tháng mùa khô; giảm lũ hạ du; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt nhằm cải thiện nâng cao mức sống cho người dân trong vùng; kết hợp phát điện khoảng 5MW.
 

Vận hành, đưa vào sử dụng năm 2021

Về tiến độ, đến nay hợp phần đập dâng và kênh chính Tân Mỹ từ K0 đến K21+827 đã hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả công trình; hợp phần cụm công trình đầu mối trên sông Cái đã thực hiện đạt tiến độ, bảo đảm đến tháng 4/2021 hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ban 7 cho biết: “Các đơn vị tư vấn, thi công chủ lực của công trình đều là những đơn vị mạnh, chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm như Tổng Công ty Tư vấn thủy lợi Việt Nam, Ban Quản lý điện 1, Tổng Công ty Xây dựng NN- PTNT, Công ty CP Xây dựng 47, Công ty CP Cơ khí và Xây lắp 276, Công ty cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 9, Tập đoàn Sơn Hải …

Trong thời gian tới các đơn vị sẽ tiếp tục thi công công trình đạt tiến độ, chất lượng, sớm phát huy hiệu quả của dự án theo đúng các mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện dự án gặp không ít khó khăn, tuy nhiên tất cả các đơn vị tham gia xây dựng công trình đã hết sức nỗ lực, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn để bảo đảm tiến độ đề ra".

Qua 10 năm, kể từ ngày khởi công, dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ đã chính thức chuyển dòng đợt 2. Đây là mốc đánh dấu mức sự nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư, chính quyền các cấp.

15-45-56_nh_ho_tn_my_3

Thời gian còn lại không dài, để có thể hoàn thành vào cuối tháng 4/2021, chủ đầu tư cùng các nhà thầu đã xây dựng kế hoạch trong thời gian tới, với những mốc trọng tâm như sau: Trước 10/5/2020 bảo đảm các điều kiện vượt lũ tiểu mãn; trước 31/8/2020 bảo đảm các điều kiện vượt lũ chính vụ và đến tháng 3/2021 sẽ hoành triệt cống dẫn dòng, bắt đầu tích nước và phát huy hiệu quả của dự án.

Với khối lượng công việc rất lớn, để đạt được mục tiêu hoàn thành vào tháng 4/2021 đòi hỏi sự quyết tâm, sáng tạo, vượt khó, chung sức, đồng lòng của tất cả các đơn vị tham gia xây dựng, của chủ đầu tư và các cấp chính quyền để hệ thống thủy lợi Tân Mỹ hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân, chính quyền và Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận và sự kỳ vọng của Bộ NN- PTNT.

"Có được kết quả như hôm nay ngoài sự nỗ lực của các đơn vị, còn nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NN- PTNT và lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, UBND huyện Bác Ái; sự quan tâm giúp đỡ của Cục Quản lý xây dựng công trình; đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nhường đất, di chuyển nhà cửa của các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng để dành đất cho dự án” (ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ban 7).

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.