| Hotline: 0983.970.780

Hiểm họa đối với người dân châu Phi bắt nguồn Kim cương

Thứ Tư 05/04/2017 , 13:15 (GMT+7)

Thèm khát kim cương là lý do chính 6 quốc gia gửi lính đến Congo. Angola, Namibia và Zimbabwe đã phái quân đến bảo vệ chính phủ của ông Laurent Kabila, trong khi Burundi, Rwanda và Uganda phái quân đến trợ giúp phiến quân...

Với doanh thu 3 tỷ USD từ việc bán kim cương, ông Savimbi biến Unita thành một cỗ máy chiến tranh di động với 35.000 lính được trang bị hoàn hảo. Cho đến năm 1999, Unita thậm chí đang trên đà lật đổ chính phủ đương nhiệm của Angola.

Phiến quân bị chặn lại chỉ vì chính phủ cũng tung ra 500 triệu USD mua vũ khí, số tiền này được các công ty dầu mỏ phương Tây tài trợ thông qua thỏa thuận cho phép họ khai thác ngoài khơi Angola, trị giá hơn 900 triệu USD.
 

Được bạc thì sang, được kim cương thì lụi

Mặc dù doanh thu bán kim cương của Unita giảm đáng kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc nói rằng đá quý tiếp tục đóng vai trò “quan trọng đặc biệt” đối với phiến quân.

18-35-22_ct-sierr-leone-dimond-20170316
Viên kim cương nặng hơn 700 carat được tìm thấy ở Sierra Leon (Ảnh: Chicago Tribune)

Và mặc dù có lệnh cấm vận kim cương với Angola, không có lệnh tương tự áp dụng với Congo hay Sierra Leone.

Thèm khát kim cương là lý do chính 6 quốc gia gửi lính đến Congo. Angola, Namibia và Zimbabwe đã phái quân đến bảo vệ chính phủ của ông Laurent Kabila, trong khi Burundi, Rwanda và Uganda phái quân đến trợ giúp phiến quân đang nỗ lực lật đổ ông ta.

Họ cùng nhau phá hủy hầu hết nền kinh tế của miền đông Congo, biến Kisangani, thành phố chính ở miền đông, thành một đống đổ nát.

Phố xá ở Kisangani gần như không còn bóng xe hơi. Nhà máy dệt bị đóng cửa, bến cảng từng rất nhộn nhịp trên sông Congo nay trở nên vắng lặng.

Điện không có ở nhiều nơi. Giá cá tăng vọt theo từng ngày. Việc làm ăn duy nhất có vẻ vẫn nhộn nhịp chính là hoạt động thu mua kim cương từ giới phu đào đá ngày đêm lật tung các cánh rừng rậm rạp xung quanh Kisangani.

Trong các cửa hàng đá quý, có thể dễ dàng thấy các viên đá trị giá hàng trăm ngàn USD. Chủ các cửa hiệu nói kim cương thường được đưa từ Congo tới Rwanda hay Uganda, nơi các lãnh đạo quân sự tự thưởng chúng cho mình vì các “công trạng cách mạng”.

Chỉ khoảng 1/3 sản lượng kim cương hàng năm của Congo được bán trên thị trường chính thức, theo các chuyên gia. Họ nói phần còn lại được đưa lậu đi bán ở các nước láng giềng.
 

Đồng đảng với bọn buôn lậu

Ở Freetown, thủ đô của Sierra Leone, các bác sỹ quay cuồng với công việc. Bệnh viện chật ních với rất nhiều đàn ông, đàn bà, trẻ em, tay bị chặt đứt. Tháo khớp, cắt bỏ là lựa chọn chính. Dễ dàng thấy cảnh một ông bác sỹ vứt bàn tay ai đó bị tháo bỏ vào thùng rác.

Mặt trận cách mạng thống nhất (RUF), một nhóm phiến quân đã dùng kim cương đổi lấy vũ khí, hồi năm 1999 đã tìm cách chiếm giữ thành phố Freetown. Chặt chân chặt tay là chiến thuật đặc trưng của nhóm này với lý do chúng giúp RUF chiếm giữ và kiểm soát vùng đất giàu kim cương ở miền đông Sierra Leone.

18-35-22_child_in_mines
Phu đào kim cương ở Sierra Leon (Ảnh: fastly.net)

Khi có tin lan ra rằng phiến quân đang tiến vào, hàng chục ngàn người phải ra đi. Phiến quân đã “đuổi” một nửa dân số của đất nước 4,5 triệu người khỏi nhà cửa của họ trong suốt thập niên 1990 của thế kỷ trước. Nửa triệu người phải rời bỏ đất nước.

Một ngày cuối năm, khi chiến sự vẫn đang diễn ra ở Freetown, một người buôn bán kim cương đến gặp một phóng viên ở khách sạn Cape Sierra. Anh ta thè lưỡi và moi ra một viên kim cương, chào bán. Cuộc mua bán không thành, anh ta nhét viên kim cương vào mồm và bỏ đi.

Trong thực tế, hầu hết kim cương của Sierra Leone được đưa lậu sang bán ở nước láng giềng Liberia, theo các tổ chức nhân quyền và chuyên gia trong ngành kinh doanh này.

Lãnh đạo của lực lượng phiến quân tại Sierra Leone tại thời điểm những năm 2000 là Foday Sankoh đã thiết lập mối quan hệ đầy lợi lộc với người bạn Liberia lâu năm, Charles Taylor, người từ vai lãnh đạo phiến quân trở thành tổng thống. Cả hai đều được huấn luyện ở Libya, cùng “khởi binh” cuối những năm 80 của thế kỷ trước và quân hai bên thường xuyên trợ giúp nhau.

Ông Sankoh có thể tiếp cận các mỏ kim cương cũng như giới buôn bán vũ khí dưới sự bảo trợ của ông Taylor khi ông này được bầu làm tổng thống Liberia vào năm 1997. Tuy nhiên, chính phủ Liberia từ chối chuyện này, và đương nhiên ông Sankoh cũng vậy.

Nhưng một số chính khách và quan chức nhân đạo quốc tế cũng như các chuyên gia khai mỏ nói có nhiều bằng chứng thuyết phục về điều này. Liberia chỉ là một quốc gia bên lề của giới buôn bán kim cương cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhưng thời gian sau đó, nước này xuất khẩu tới 31 triệu carat, gấp hơn 200 sản lượng quốc gia, theo các số liệu về thị trường kim cương do chuyên gia Bỉ cung cấp.

Sau khi Sankoh thất bại trong cuộc tấn công hòng chiếm giữ Freetown vào năm 1999, ông ta ký một hòa ước cho phép các chiến binh của mình được miễn các tội phạm phải trong chiến tranh. Thỏa ước này, do Liên hợp quốc đứng ra dàn xếp, cũng mở đường cho ông ta bước vào chính phủ: Sankoh trở thành Chủ tịch Ủy ban Chiến lược khai khoáng, nắm giữ việc khai thác các mỏ kim cương.

Mặc dù Savimbi hay Sankoh cho đến thời điểm này đều hoặc bị giết hoặc đã chết, kim cương vẫn còn đó và vẫn còn đó hiểm họa đối với người dân châu Phi bắt nguồn từ thói quen sử dụng loại đá được cho là quý và hiếm này.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm