| Hotline: 0983.970.780

Hiểm họa từ việc “mạnh ai nấy làm thủy điện”

Thứ Tư 10/11/2010 , 10:52 (GMT+7)

Trên thế giới, tác hại của việc xây đập TĐ được tóm lược: Việc phá rừng xây TĐ gây ra lũ ống, lũ quét, xói mòn làm nghèo kiệt đất, lại không giữ được nước cho mùa khô...

Trên thế giới hiện nay thủy điện (TĐ) chiếm 20% tổng lượng điện. Việc xây đập làm TĐ là có lợi, nếu như TĐ không thành “thủy hại”. Cái hại này đang thể hiện rõ trong mùa mưa 2010 ở miền Trung: thủy điện đồng loạt xả lũ trở thành “nhân tai” cộng hưởng với “thiên tai” làm cho lũ lụt càng phức tạp, dân càng khổ.

Cái lợi của TĐ là giá thành thấp. Các nhà đầu tư kinh doanh TĐ, có khi chỉ sau một vài năm là hoàn vốn. Nếu như quy hoạch đúng, xả lũ đúng quy trình, thì còn có thể giúp nông dân chống hạn. Đáng tiếc hầu hết các hồ thủy điện không làm thế mà xả tràn lan, dân lâm cảnh mất mùa, nhà trôi, đói rét... Hội Nông dân Lâm Đồng đang xúc tiến vụ kiện các ban quản lý thủy điện trên địa bàn, như hồ TĐ Đa Nhim đang xả lũ làm hại dân hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng; như TĐ Đồng Nai 3 bị kiện bởi nông dân xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, nhưng đến nay đơn kiện vẫn bị treo lơ lửng!

Trên thế giới, tác hại của việc xây đập TĐ được tóm lược: Việc phá rừng xây TĐ gây ra lũ ống, lũ quét, xói mòn làm nghèo kiệt đất, lại không giữ được nước cho mùa khô. Ví dụ việc xây đập TĐ Tam Hiệp ở Trung Quốc, các nhà khoa học thế giới đã nêu những bằng chứng “báo động đỏ” với 700 chỗ yếu quan trọng, 587 khu vực có nguy cơ sạt lở. Các chuyên gia quốc tế chỉ trích nặng nề hoạt động kinh tế này của TQ, làm cho 2 triệu người phải di cư. Ngay từ khi bắt đầu xây đập Tam Hiệp, chuyên gia TQ đã cảnh báo khối lượng nước cực lớn giữ bởi đập sẽ làm cho vỏ đất mềm đi, dẫn đến nhiều vết nứt quanh đập, rồi chuồi lở.

Ngày 21/05/2009, LHQ cảnh báo việc TQ xây đập trên dòng sông Mê Kông là hiểm họa lớn nhất đối với tương lai của sông Mê Kông trong đó có đập Tiểu Loan cao 292 m, hiện cao nhất thế giới, có trữ lượng nước tương đương toàn bộ nước ở các hồ chứa nước Đông Nam Châu Á. Trên dòng sông Mê Kông, TQ có kế hoạch xây 8 đập, mới có 4 đi vào vận hành mà đã gây ra bao tác hại. Đập Nọa Trác Độ ở cao nguyên xây xong vào 2014 mới thực sự là “khủng long” của sông Mê Kông.

Theo tin ngày 30/11/2009, trí thức TQ phản đối việc xây đập loạn xạ ở vùng Tây Nam TQ, trong đó có thượng nguồn là vùng địa chất phức tạp và mong manh, các hồ chứa nước sẽ không chịu nổi động đất có cường độ cao. Bộ Thủy lợi TQ xác nhận ở 8 tỉnh có 2.380 ha hồ TĐ có nguy cơ rạn nứt vỡ đê. Thỉnh cầu của 45 nhà trí thức TQ, được 20 tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế ủng hộ. Họ nêu cao khẩu hiệu: “Nước, nước khắp nơi, nhưng không có 1 giọt nước để uống” (Water, water everywhere, not a drop to drink”.

Đã có nhiều kế hiến hóa giải hiểm họa từ việc sản xuất điện từ sức nước, hay thủy điện. Trước hết cần thay đổi ý nghĩ cho rằng Việt Nam ta có tài nguyên nước rất lớn, thực tế thì tình trạng thiếu nước vẫn xẩy ra thường xuyên! Bởi vì, có tới 63% lượng nước của Việt Nam là từ bên ngoài lãnh thổ. Như vậy, Việt Nam đã, đang và sẽ thiếu nước trầm trọng. Những mối đe dọa an ninh nguồn nước TK 21 ở ĐBSCL đang lộ diện: nạn hạn hán ngày một lan rộng và khắc nghiệt vì xâm nhập mặn. Đến mùa nước lũ thì nước cứ tuôn chảy đi kéo theo hàng tỷ tấn phù sa; kéo theo nguồn lợi thủy sản và kèm theo sạt lở trầm trọng. Có nơi đã phải mua nước sạch giá cao gấp nhiều lần so với người TP.

Cần nghiên cứu phát triển cây lâm nghiệp cho sản lượng lương thực thực phẩm hiện đã có trồng ở nước ta, nhưng chưa được cải tạo giống, chưa có kỹ thuật nào đáng kể, mặc dầu ngành lâm nghiệp đã có nhiều nỗ lực, như cây sakê chứa 25% tinh bột, cây củ ấu “sống chung với úng” ở Nam bộ, cây hồ đào hay óc chó, cây mắc ca cho hạt có giá trị dinh dưỡng rất cao; cây hạt dẻ đã có nhiều giống mới tạo ra bằng kỹ thuật di truyền biến đổi gene ở Mỹ.
Ngày càng có nhiều nơi phải “tị nạn” do BĐKH, tị nạn do loạn thủy điện, tị nạn do sạt lở, và tị nạn do thiếu nguồn nước sạch. Như vậy, an ninh nguồn nước cũng quan trọng như an ninh lương thực, hay nói đầy đủ hơn là an ninh ẩm thực. Khi mất an ninh ẩm thực cũng sẽ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, tất nhiên lớn hơn an ninh lương thực.

Đã có khá nhiều hiến kế khắc phục những vấn đề liên quan tới sự tồn vong của đất nước, sự sinh tồn của dân tộc, nhưng vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm còn đề cập ít. Ví như khi TQ khai thác đầy đủ các TĐ, sẽ xẩy ra hạn nặng ở ĐBSCL, nước mặn sẽ xâm nhập sâu và lâu, lũ lụt với cường độ cao, lúc đó phát triển nông nghiệp của nước ta ra sao, xây dựng các công trình thủy lợi đã tính đến vài mươi năm sau bị vô hiệu hóa do nước biển dâng chưa?

Trong đời sống và quá trình sản xuất đã có những tiền đề khắc phục khó khăn trên, như rút ngắn chu kỳ sản xuất lúa tại ruộng còn 70-80 ngày thôi thay vì 3-4 tháng. Tập đoàn giống lúa OMCS và kỹ thuật làm mạ vỉ của Viện Lúa ĐBSCL đã có mô hình như ở Trà Vinh vụ lúa chỉ còn chiếm ruộng có 75 ngày, vì mạ 12-14 ngày, mà vẫn thu 7-8 tấn/ha. Cơ cấu các loại giống lúa cần phong phú hơn, về thời gian sinh trưởng, về chống chịu mặn, hạn, phèn... nhằm giúp người nông dân dễ dàng hơn trong việc giữ cho sản lượng lúa ổn định trong điều kiện diễn biến thời tiết ngày một phức tạp.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.