| Hotline: 0983.970.780

Hiếm máy nông nghiệp “made in Việt Nam”

Thứ Năm 24/09/2009 , 10:07 (GMT+7)

Sau hơn 4 tháng triển khai QĐ 497 về hỗ trợ vay vốn mua máy nông nghiệp, nông dân phàn nàn là máy móc “made in Việt Nam” không làm được ruộng.

Sau hơn 4 tháng triển khai QĐ 497 về hỗ trợ vay vốn mua máy nông nghiệp, nông dân phàn nàn là máy móc “made in Việt Nam” không làm được ruộng.

Máy Việt không làm được ruộng Việt

Ông Lỷ Phát Sinh, dân tộc Hoa ở huyện Xuân Lộc- Đồng Nai, một nông dân SXKD giỏi với diện tích đất nông nghiệp lên đến 8ha, phàn nàn: Với diện tích trên, đương nhiên là tôi phải dùng máy móc để canh tác. Việc Nhà nước hỗ trợ lãi suất mua máy theo gói kích cầu thì tốt quá rồi. Nhưng khi xem xét, tôi thấy rằng, đa phần các máy móc Việt Nam đều không đáp ứng được yêu cầu phục vụ đồng ruộng. Nhiều nông dân, sau khi có QĐ497, rất hồ hởi, nhưng sau đó, họ vẫn chọn mua máy móc không phải của Việt Nam đang bày bán tràn lan ngoài thị trường chấp nhận không được hỗ trợ lãi suất.

Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, nông dân tỉnh Bạc Liêu thiếu trầm trọng máy móc, cơ giới hoá nhất là các khâu sau thu hoạch lúa. Tưởng chừng, quyết định cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là một “phép màu” giúp nông dân có điều kiện phát triển SX, nhưng đến nay số hộ tiếp cận được nguồn vốn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất theo các QĐ131, 443 và 497 của Chính phủ tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đạt rất thấp, có ngân hàng chưa giải ngân được vốn. Cụ thể, Chi nhánh NHNo tỉnh, là đơn vị chủ công giải ngân theo QĐ 497 đến nay mới giải ngân cho 3 khách hàng, với số tiền 190 triệu...

Ông Chu Văn Thiện, Phó Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, nhận định: Máy gặt đập liên hợp trên thị trường, chiếm đến 90% là máy của nước ngoài, chỉ có khoảng 10% máy trong nước. Máy sấy nông sản cũng chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, nhưng cũng dừng lại ở mức độ đơn giản, tức sấy khô, nếu để đảm bảo chất lượng cao cho xuất khẩu thì chưa đạt.

Một trong những nguyên nhân khiến nông dân khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này để mua sắm máy móc nông nghiệp là tỷ lệ máy móc nội địa quá ít ỏi và lạc hậu, công suất nhỏ, giá lại cao. Trong khi, nhu cầu máy nông nghiệp rất lớn, tận dụng khoảng trống này máy móc nước ngoài có cơ hội tràn vào chiếm lĩnh thị trường.

Cty máy nông nghiệp đi SX phụ tùng Honda, Toyota

Theo ông Thiện, một trong những nguyên nhân khiến ngành cơ khí nông nghiệp không phát triển kịp nhu cầu là do SX máy móc nông nghiệp lợi nhuận rất thấp. Chả thế có những DN dù tên Cty là SX máy nông cụ, song lại không hề SX nhóm hàng này. Việt Nam đã SX máy nông nghiệp nhiều năm nay, nhưng vẫn không thể phát triển được. Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công thương bức xúc: “Không biết bao giờ nền cơ khí của chúng ta mới đáp ứng được. Hàng chục năm nay, ngành cơ khí nông nghiệp không có bước tiến nào, lại để nông dân phải tự đi chế tạo máy”.

Theo ông Xuân, QĐ 497 quy định rõ tỷ lệ nội địa của máy móc song nếu đi vào chi tiết thì luôn luôn thiếu. Có những loại đã liệt kê rất chi tiết nhưng hàng trong nước không có, bởi vậy, cũng không được hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều máy móc gọi là trong nước, nhưng lại là mua phụ tùng của nước ngoài để lắp ráp, nên tính tỷ lệ nội địa hóa lại không đáp ứng được yêu cầu.

Nhu cầu về máy móc nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, theo đánh giá của ông Lê Phấn Hải, Phó trưởng Phòng Thị trường và Kinh doanh, TCty Máy động lực và Nông nghiệp (VEAM) là rất lớn nhưng chẳng DN nào ngó đến. Nếu như trước kia, VEAM có 12 đơn vị SX cơ khí, trong đó có 1 số đơn vị đứng đầu về SX máy móc nông nghiệp như Cty phụ tùng số 1 (Sông Công, Thái Nguyên), thì đến nay 8 đơn vị đã chuyển sang CPH, phần SX máy móc nông nghiệp bị thu hẹp lại đáng kể. Do SX máy nông nghiệp lợi nhuận không cao, nhiều DN đã chuyển sang làm phụ tùng cho các hãng Honda, Toyota…

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.