| Hotline: 0983.970.780

Hiệp định VPA/FLEGT thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp bền vững

Thứ Năm 16/07/2020 , 14:27 (GMT+7)

Việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT chính là triển khai vận hành thúc đẩy để phát triển chuỗi giá trị lâm sản toàn cầu hợp pháp bền vững và có lợi cho các bên.

Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội gỗ - Lâm sản cung cấp thông tin với các cơ quan báo chí. Ảnh: Đinh Mười.

Đại diện Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội gỗ - Lâm sản cung cấp thông tin với các cơ quan báo chí. Ảnh: Đinh Mười.

Sáng 16/7, tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức tập huấn giới thiệu Hiệp định VPA/FLEGT với sự tham gia của một số cơ quan truyền thông ở Trung ương.

Chương trình tập huấn cung cấp những thông tin cơ bản về Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản VPA/FLEGT giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) và những nỗ lực chung trong việc chống khai thác gỗ bất hợp pháp, góp phần thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa 2 bên. Thông tin những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ và lâm sản khi Hiệp định có hiệu lực, việc nội luật hóa những nội dung của hiệp định để triển khai ở thực tiễn…

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, trong vòng 10 năm qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã tăng từ 3,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2010 lên 11,2 tỷ USD vào năm 2019, các sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Bà Nguyễn Tường Vân - Chánh văn phòng thường trực BCĐ về FLEGT và Lacey giới thiệu về nội dung chính của Hiệp định VPA/FLEGT. Ảnh: Đinh Mười.

Bà Nguyễn Tường Vân - Chánh văn phòng thường trực BCĐ về FLEGT và Lacey giới thiệu về nội dung chính của Hiệp định VPA/FLEGT. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp gỗ Việt Nam là ngành có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế và kim ngạch xuất khẩu tạo việc làm và sinh kế cho hàng triệu nông dân và người lao động. Việt Nam hiện có hơn 4.500 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm khoảng 95%.

 “Chúng ta thực hiện Hiệp định này cũng chính là triển khai vận hành thúc đẩy để phát triển chuỗi giá trị lâm sản toàn cầu hợp pháp bền vững và có lợi cho các bên. Đồng thời gắn liền với công cuộc quản lý và kinh doanh lâm sản bền vững và có hiệu quả cao ở Việt Nam, đây cũng chính là nhu cầu thiết thực của Việt Nam. Chúng ta với EU kết hợp với nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi khi các nước khác cũng có xu hướng công nhận cách thức làm này thời gian tới” - ông Điển nói.

Đến nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản sang thị trường EU của Việt Nam từ 1 - 1,2 tỷ USD/năm. Đây là thị trường quan trọng và tiềm năng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam khi các quốc gia trong EU cũng là những đối tác của các quốc gia khác ngoài khối này. Dù hiệp định đã ký nhưng việc cấp giấy phép Flegt chỉ được hiện khi Việt Nam hoàn thành xong việc phân loại doanh nghiệp. Trong thời gian này, doan nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm kép.

Đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cũng thông tin, từ khi ký hiệp định VPA/FLEGT, các doanh nghiệp về gỗ đã thay đổi ý thức rất nhanh để thích nghi và đảm bảo các điều kiện mà hiệp định yêu cầu. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Mỹ tới 50% sản phẩm từ gỗ, đây vẫn là thị trường chính, còn EU là thị trường rất khó tính, sau khi ký hiệp định thì uy tín của ngành gỗ Việt Nam đã tăng lên tuy nhiên không kỳ vọng có sự đột biến.

Hiệp định VPA/FLEGT là Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm tạo khung pháp lý để đảm bảo các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU được sản xuất hợp pháp, góp phần thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU. Hiệp định đã có hiệu lực từ ngày 1/6/2019 sau 6 năm tiến hành đàm phán.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.