Tuy nhiên, trong quá trình canh tác nhiều năm, người nông dân ĐBSCL nghĩ rằng khóm phù hợp với vùng đất phèn nên không quan tâm đến vấn đề cải tạo đất, làm cho cây có xu hướng sinh trưởng và chậm phát triển trong những năm gần đây.
Cây khóm tại vùng đất phèn Hậu Giang được bón phân lân nung chảy Ninh Bình bộ rễ phát triển khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt |
Do đó, ngoài việc canh tác khóm áp dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất như: Chọn tạo giống chất lượng cao, tăng cường bón phân hữu cơ thì bón phân lân nung chảy Ninh Bình với thành phần dinh dưỡng (P205): 15 ÷ 17% ; CaO: 28 ÷ 34%; Mg0: 16 ÷ 20% Si02: 25 ÷ 30% và chất vi lượng: B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo… có tính kiềm cao cho thấy phát huy hiệu quả cao. Phân lân nung chảy Ninh Bình là một biện pháp kỹ thuật quan trọng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn đóng vai trò cải tạo môi trường đất phèn hiệu quả.
Để kiểm chứng cũng như hướng dẫn bà con nông dân trong canh tác khóm đạt hiệu quả thì trong năm 2018, Cty CP Phân lân Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Khuyến nông một số tỉnh ĐBSCL thực hiện mô hình trình diễn bón lót phân lân nung chảy Ninh Bình. Trước khi trồng với quy mô 1ha khóm liều lượng bón 1,5 tấn/ha.
Qua trình diễn, từ kết quả của mô hình, các nhà khoa học và bà con nông dân đã đánh giá cao tác dụng của phân lân nung chảy trên cây khóm: Cây xanh hơn, phát triển mạnh hơn so với những liếp khóm không được bón.
Tham quan mô hình trình diễn bón lót lân nung chảy Ninh Bình trên cây khóm |
Tại các buổi hội nghị tổng kết mô hình, bà con nông dân trực tiếp thực hiện SX cho biết, trong thời gian tới sẽ hướng dẫn cho các thành viên của tổ hợp tác ứng dụng loại phân lân nung chảy này vào canh tác kết hợp với việc sử dụng phân hữu cơ nhằm giúp cho cây khóm sinh trưởng và phát triển tốt, phát huy tối đa lợi thế thương hiệu cây khóm Cầu Đúc. Đồng thời hướng đến việc canh tác bền vững cây khóm nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho bà con.
Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang, qua thực hiện trình diễn với việc bón lót phân lân nung chảy 1,5 tấn/ha cho cây khóm trên vùng đất phèn trước khi trồng thì ghi nhận được kết quả cho thấy pH đất từ 3 - 3,5 trước khi bón được nâng lên 4 - 4,5 thậm chí có nơi lên đến 5,0 sau khi bón phân lân nung chảy.
Khi pH được nâng lên, rễ cây trồng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong đất, làm cho bộ rễ cây khóm phát triển nhiều, cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn so với canh tác truyền thống của người nông dân.
Ngoài ra, khi bón lót phân lân nung chảy Ninh Bình cho khóm trên đất phèn, chúng ta đã “hóa giải” tốt axit hữu cơ, tăng độ pH (giảm độ chua) và cố định các yếu tố gây độc như nhôm (Al), sắt (Fe), đẩy Natri (Na) ra khỏi keo đất... tạo ra môi trường đất, nước thuận lợi giúp rễ khóm phát triển mạnh, nhanh, hấp thụ dinh dưỡng tốt và hứa hẹn cho một vụ khóm đạt chất lượng và năng suất cao.
Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng chính là chất lân (P2O5) từ 15 - 17% cho cây trồng, phân còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra, magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và nâng cao chất lượng quả. Chất Silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Mn, Mo... rất cần thiết cho cây trồng. Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm, pH > 8 có tác dụng điều chỉnh độ chua, cải tạo đất đặc biệt trên vùng đất bazan, chua, bạc màu. Bà con sản xuất khóm, khuyến cáo sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình rất phù hợp.Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, đặc biệt mùa mưa phân không bị rửa trôi, hiệu quả sử dụng kéo dài... |