| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình luân canh tôm - lúa

Thứ Tư 13/06/2012 , 10:38 (GMT+7)

Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi hộ có lợi nhuận trung bình từ tôm 60 triệu đồng, từ lúa 16 triệu đồng.

Dự án phát triển tôm-lúa giai đoạn 2011- 2013 do TTKN Quốc gia đầu tư

Trong những năm gần đây, SX nông nghiệp trên vùng chuyển đổi ở Bạc Liêu có bước phát triển khá, đời sống của nông dân được cải thiện đáng kể do họ ý thức, tự giác áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiệu quả.

Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh thì những kết quả đạt được còn thấp, chi phí SX còn cao, giá cả tiêu thụ sản phẩm bấp bênh. Trong SX gặp nhiều rủi ro như thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh trên các đối tượng nuôi xảy ra thường xuyên; mặt khác, việc áp dụng phương pháp canh tác của một số nông dân còn theo tập quán cũ, ý thức bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế.

Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (TTKN-KN)Bạc Liêu  phối hợp với TTKN-KN Sóc Trăng triển khai thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm sú-trồng lúa (kinh phí của TTKN Quốc gia) tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Với quy mô 15 ha, nuôi với hình thức quảng canh cải tiến (có bổ sung thức ăn công nghiệp) gồm 15 hộ tham gia triển khai trên 3 ấp thuộc vùng chuyển đổi 1.308 ha. Các hộ được hỗ trợ 100% giống tôm sú và lúa giống, 30% thức ăn thủy sản, phân bón, vật tư thiết yếu. Với tổng số tiền hỗ trợ là 22.313.000 đồng/ha, không thu hồi để bổ sung vào nguồn vốn phát triển SX của các hộ.

Qua một năm thực hiện, kết quả đạt được khá cao. Vụ tôm sú có năng suất trung bình trên 630 kg/ha (cỡ 35 con/kg), trong đó 1 hộ bị thiệt hại sau thả giống 45 ngày, năng suất lúa trung bình 5 tấn/ha (giống lúa cao sản OM2517, giá bán 6.600 đồng/kg). Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi hộ có lợi nhuận trung bình từ tôm 60 triệu đồng, từ lúa 16 triệu đồng. Riêng hộ ông Phan Văn Thạch thu hoạch tôm đạt năng suất cao nhất, 1.260 kg/ha, giá trị 185 triệu đồng.

Kỹ sư Nguyễn Văn Hưng, Phó phòng Kỹ thuật, TTKN-KN Bạc Liêu nhận xét: Việc ứng dụng, chuyển giao các TBKT vào SX, cùng với việc đầu tư đúng mức đã tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi. Tăng thêm cho nông dân tham gia mô hình trung bình từ 10-15 triệu đồng/ha/hộ so với SX theo tập quán cũ. Góp phần chuyển dịch cơ cấu SX nông nghiệp theo hướng đa canh, khai thác tốt nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, gắn SX với nhu cầu thị trường.

Việc áp dụng quy trình SX tiến bộ đã làm giảm sử dụng những sản phẩm có yếu tố độc hại đối với môi trường, hạn chế dịch bệnh, cải tạo đất đai và các chất độc hại tồn lưu trong sản phẩm. Tạo điều kiện cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, tạo ra các sản phẩm sạch, góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng...

Năm 2012, TTKN-KN Bạc Liêu, tiếp tục phối hợp với TTKN-KN Sóc Trăng, triển khai thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm sú-trồng lúa” (TTKN Quốc gia hỗ trợ) tại xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Với quy mô 15 ha, gồm 15 hộ tham gia thực hiện trên 3 ấp thuộc vùng chuyển đổi 1.308 ha của xã Hưng Thành.

Vừa qua, ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó GĐ TTKN-KN Bạc Liêu, Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi và các cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra mô hình. Ông Vương Văn Viễn, Phó phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi cho biết, tôm nuôi ở giai đoạn 30 ngày tuổi, đang phát khá tốt, đồng thời nhắc nhở bà con tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, xử lý định kỳ các yếu tố môi trường; nhất là trong giai đoạn thời tiết biến đổi bất thường như hiện nay; môi trường ngày càng xấu đi... là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.