| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trong lồng

Thứ Năm 29/12/2022 , 08:51 (GMT+7)

Sau 6 tháng thả giống, cá tầm nuôi lồng trên hồ Ka La sinh trưởng, phát triển tốt, đạt khối lượng trung bình 800g/con. Đây là mô hình có thể nhân rộng thời gian tới.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trong lồng đạt chứng nhận VietGAP, mô hình thuộc Dự án khuyến nông Trung ương năm 2022. Mô hình được triển khai tại cơ sở nuôi cá tầm trên hồ Ka La của Công ty cổ phần - Seaprodex Lâm Đồng (xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, Lâm Đồng) với quy mô 500m3 lồng nuôi.

Sau 6 tháng thả giống, cá tầm nuôi lồng trên hồ Ka La sinh trưởng, phát triển tốt, đạt khối lượng trung bình 800g/con. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Sau 6 tháng thả giống, cá tầm nuôi lồng trên hồ Ka La sinh trưởng, phát triển tốt, đạt khối lượng trung bình 800g/con. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Mô hình thả giống vào tháng 6/2022, số lượng 2.500 con giống với kích cỡ trung bình 50 g/con, trong đó dự án cấp 1.750 con và Công ty Seaprodex Lâm Đồng thả đối ứng 750 con. Dự án đã hỗ trợ 70% tổng chi phí thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho cá nuôi theo quy mô mô hình.

Ông Nguyễn Viết Thùy, chủ nhiệm dự án cho biết, Viện III đã cử 1 cán bộ kỹ thuật có chuyên môn quản lý, chỉ đạo kỹ thuật mô hình theo định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất trong suốt thời gian thực hiện mô hình. Mô hình nuôi cá tầm thương phẩm trong lồng của dự án có thời gian nuôi là 12 tháng. Tuy nhiên, đến tháng 12/2022, mô hình mới nuôi 6 tháng, cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt, kích cỡ cá nuôi đạt trung bình 800 g/con.

Với thời gian đã nuôi và kích cỡ cá đạt được đến tháng 12/2022 là chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm mô hình của dự án. Do đó, cơ quan chủ trì, các thành viên dự án, đơn vị thực hiện mô hình và đơn vị tư vấn cấp chứng nhận VietGAP tiếp tục triển khai, theo dõi mô hình đến khi đủ thời gian vụ nuôi theo kế hoạch và cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm để tổng kết, đánh giá mô hình và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm mô hình của dự án.

Mô hình trình diễn của dự án mới thực hiện được 1/2 thời gian so với kế hoạch, tuy nhiên kết quả khả quan. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Mô hình trình diễn của dự án mới thực hiện được 1/2 thời gian so với kế hoạch, tuy nhiên kết quả khả quan. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Trong năm 2022, Viện cũng tổ chức các lớp tập huấn cho người trực tiếp tham gia mô hình tại cơ sở nuôi cá tầm của Công ty cổ phần Seaprodex Lâm Đồng trên hồ Ka La và 2 lớp tập huấn, đào tạo, tập huấn nhân rộng mô hình với tổng số 80 lượt người được tập huấn. Học viên đã được tập huấn kỹ thuật nuôi cá tầm trong lồng, quy trình áp dụng thực hành nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, các học viên được tổ chức tham quan thực địa tại mô hình cá tầm thương phẩm trong lồng của dự án tại hồ Ka La.

Ông Nguyễn Viết Thùy cho hay, đến thời điểm hiện tại, Viện đã cơ bản triển khai hoàn thành các nội dung công việc của dự án theo kế hoạch năm 2022. Mô hình trình diễn của dự án mới thực hiện được 1/2 thời gian so với kế hoạch, tuy nhiên kết quả khả quan.

Dự án đã hỗ trợ 70% tổng chi phí thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho cá nuôi theo quy mô mô hình. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Dự án đã hỗ trợ 70% tổng chi phí thức ăn và thuốc phòng trị bệnh cho cá nuôi theo quy mô mô hình. Ảnh: Lê Văn Diệu.

Đơn vị thực hiện dự án đã phối hợp với các thành viên dự án và cơ quan chủ trì thực hiện nghiêm túc các quy trình áp dụng tại mô hình, cá nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Các cuộc hội thảo, hội nghị đã được tổ chức với sự tham gia của gần 200 lượt người, các đại biểu được nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án và mô hình, và được tham quan trực tiếp thực địa tại mô hình trình diễn của dự án.

Các lớp tập huấn kỹ thuật được triển khai đến 60 lượt người và học viên được tham quan thực tế tại mô hình của dự án. Các đại biểu đánh giá cao mô hình của dự án và triển vọng của mô hình có thể được nhân rộng trong thời gian tới, có tính lan tỏa lớn. Học viên đánh giá cao những kiến thức đã được tập huấn, các quy trình kỹ thuật sẽ được áp dụng vào sản xuất tại các cơ sở của học viên trong thời gian tới.

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.