| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả thực tiễn từ việc lập kế hoạch theo quy trình MOPSEDP

Thứ Hai 17/06/2024 , 15:18 (GMT+7)

Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia của người dân, khu vực tư nhân mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn tại tỉnh Bắc Kạn.

Sau nhiều năm triển khai tại tỉnh Bắc Kạn, Dự án Hỗ trợ kinh doanh nông hộ (CSSP) đã có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực. Trong đó, quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (MOPSEDP) có sự tham gia của các hộ dân tại các thôn, bản (gồm hộ nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ do nữ làm chủ hộ) và các đối tác từ khu vực tư nhân (đầu mối tiêu thụ, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông sản) triển khai sâu rộng.

Chất lượng lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương tại Bắc Kạn ngày càng tốt hơn khi thực hiện theo quy trình MOPSEDP. Ảnh: NT. 

Chất lượng lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương tại Bắc Kạn ngày càng tốt hơn khi thực hiện theo quy trình MOPSEDP. Ảnh: NT. 

Bản chất của quá trình lập kế hoạch theo quy trình MOPSEDP là việc làm rõ năng lực thực hiện hiện tại, phân tích được biến động chung trong tương lai từ đó tìm ra hướng phát triển mong đợi theo giai đoạn. Từ đó chính quyền xác định kế hoạch hành động theo năm, đi kèm với đó là việc xác định các giải pháp mang tính dẫn hướng đảm bảo tính khả thi của kế hoạch.

Tại tỉnh Bắc Kạn, quy trình MOPSEDP đã được nhân rộng tại 108 xã và tất cả 8 huyện, thành phố với hơn 21.000 hộ tham gia. Năm 2024 dự án tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao năng lực và chuyển giao trách nhiệm cho các sở ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

Sau một thời gian thực hiện, bộ công cụ MOPSEDP được đánh giá hiệu quả, tác động tích cực đối với hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm cũng như trung hạn ở địa phương. Chất lượng bản kế hoạch được nâng lên, có tính khả thi trong quá trình thực hiện, đặc biệt các chỉ tiêu phát triển kinh tế được xây dựng phù hợp với thực tiễn, nguồn lực, nhu cầu của người dân.

Ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết, thực hiện theo quy trình MOSEDP, huyện đã kiện toàn lại tổ lập kế hoạch của huyện và xã, tổ chức hội nghị cấp huyện hỗ trợ các xã thực hiện quy trình theo quy định. Trong quá trình lập kế hoạch, huyện bám sát chỉ tiêu cấp tỉnh, nhu cầu của người dân, đặc biệt liên quan đến các doanh nghiệp, HTX. Sau mấy năm thực hiện, chất lượng lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các xã đã nâng lên đáng kể, bám sát thực tiễn tại địa phương.

Lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội bao gồm nhiều chỉ tiêu, nội dung đánh giá, báo cáo, phân tích và đề xuất. Trong quá trình triển khai đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, từ tỉnh, huyện, xã. Ở cấp huyện, 100% địa phương thành lập tổ lập kế hoạch và thường xuyên kiện toàn khi có thay đổi về thành viên. Quá trình xây dựng kế hoạch có sự tham gia của phòng, ban chuyên môn. Đối với cấp xã, tất cả cán bộ, tổ chức hội đều tham gia lập kế hoạch, cung cấp thông tin, cùng tham vấn cộng đồng theo phân công.

Sự tham gia từ cộng đồng góp phần giúp các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội bám sát thực tiễn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Ảnh: NT. 

Sự tham gia từ cộng đồng góp phần giúp các địa phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội bám sát thực tiễn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế. Ảnh: NT. 

Người dân cũng tham gia vào việc lập và thực hiện MOPSEDP, chủ yếu thông qua các cuộc họp thôn, tất cả các xã thực hiện dự án đều tổ chức tham vấn cộng đồng. Trong công tác lập kế hoạch, người dân được cung cấp thông tin về đối tượng hưởng lợi, mức hưởng lợi, nhờ đó các hợp phần do Dự án CSSP triển khai tại Bắc Kạn đều thể hiện rõ vai trò chủ thể của người dân.

Theo ông Hoàng Văn Giáp, Giám đốc Ban Điều phối Dự án CSSP tỉnh Bắc Kạn, để đạt được mục tiêu phải thực hiện phân cấp và trao quyền cho chủ thể là người dân tham gia vào công tác lập kế hoạch. Trong đó chú trọng nhu cầu, năng lực sản xuất hàng hóa của các nông hộ, nhóm hộ gắn với doanh nghiệp, HTX từ đó tạo ra chuỗi sản xuất khép kín, gia tăng giá trị.

“Sau nhiều năm thực hiện, quy trình MOPSEDP được đánh giá là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có hiệu quả trong thực tiễn. Nhờ đó quá trình xây dựng kế hoạch nhanh hơn, công việc nhiều hơn nhưng số liệu sát thực tế hơn, thông tin được tổng hợp chính xác đến tận cơ sở”, ông Giáp cho biết thêm.

Tại Bắc Kạn, kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu cấp tỉnh được đánh giá và lồng ghép vào quy trình MOPSEDP thông qua 4 chương trình truyền thông và nâng cao năng lực. Tính đến nay, dự án đã hoàn thành các hoạt động của tiểu hợp phần và đạt được các mục tiêu theo văn kiện dự án và khung logic. Cụ thể, dự án đã triển khai 4 chương trình truyền thông và nâng cao năng lực về thích ứng biến đổi khí hậu, hoàn thiện bộ chỉ số theo dõi hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Dù đạt được kết quả khả quan, nhưng cơ quan chuyên môn nhận định, việc định hướng các hoạt động đầu tư gắn với phát triển các chuỗi giá trị trong quá trình lập kế hoạch còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường đặc biệt là các huyện, xã ngoài vùng dự án.

Lãnh đạo CSSP tỉnh Bắc Kạn kiểm tra thực tế mô hình tại cộng đồng. Ảnh: CSSP Bắc Kạn. 

Lãnh đạo CSSP tỉnh Bắc Kạn kiểm tra thực tế mô hình tại cộng đồng. Ảnh: CSSP Bắc Kạn. 

Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Bắc Kạn được tài trợ từ khoản cho vay của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) với số vốn 21,25 triệu USD và đóng góp từ Chính phủ Việt Nam cũng như người hưởng lợi của dự án. Dự án CSSP hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập, giảm mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo và cận nghèo từ đó đóng góp vào quá trình giảm nghèo bền vững tại địa phương. 

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu các hoạt động tại Trung Quốc

Trưa 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới sân bay Chu Thủy Tử, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh bắt đầu chuỗi hoạt động tại Trung Quốc.

Người Yên Bái và lối đi ngay dưới chân mình

Tối 22/6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.