| Hotline: 0983.970.780

HLV bản địa thất bại trên sân nhà

Thứ Tư 24/11/2021 , 13:34 (GMT+7)

Thất bại của Solskjaer tại Man Utd càng tô đậm thêm hình ảnh thua sút của các HLV kiểu cũ trong môi trường bóng đá Anh hiện đại.

Trước Solskjaer, một HLV kiểu Anh truyền thống khác là Lampard cũng bị sa thải.

Trước Solskjaer, một HLV kiểu Anh truyền thống khác là Lampard cũng bị sa thải.

Ole Gunnar Solskjaer không phải người Anh, nhưng được xếp vào nhóm HLV thừa hưởng kiểu "gen truyền thống" của những nhà cầm quân xứ sương mù. Ông quản trị đội bóng theo hướng bảo thủ, kiên trì giữ niềm tin đến tận ngày bị sa thải.

Solskjaer không phải mẫu HLV kiểu Anh duy nhất phải ra đường trong thời gian qua. Trước chiến lược gia này còn một đồng nghiệp nổi tiếng khác là Frank Lampard. Cựu HLV Chelsea bị sa thải khi không thể đưa con thuyền đi đúng hướng. Điều đáng nói, vẫn những con người ấy lại giúp người thay Lampard - Thomas Tuchel - vô địch Champions League.

Vấn đề ở đây là năng lực. Trong số 20 HLV dẫn dắt các đội Ngoại hạng Anh, rất ít là các HLV bản địa, hoặc có thời gian dài làm việc tại xứ sương mù. Số ít ỏi ấy hầu hết dẫn dắt các đội trung bình yếu, Graham Potter (Brighton), Sean Dyche (Burnley), Dean Smith (Norwich) hay vừa qua là Eddie Howe (Newcastle). Rõ ràng, các HLV bản địa đang thất thế ngay trên sân nhà.

Ở chừng mực nào đó, chính sức nóng của Ngoại hạng Anh là nguyên nhân khiến các HLV người Anh không có đất dụng võ. Hầu hết các đội bóng lớn nằm trong tay của ông chủ nước ngoài, chẳng hạn Man City, Man Utd, Liverpool, Chelsea. Ngay cả những đội hạng trung như Leicester City cũng có ông chủ Thái Lan.

Những nhà tài phiệt nước ngoài đổ tiền vào các đội bóng Anh bởi những mục tiêu cá nhân. Sẽ không có chuyện họ dễ dàng trao cơ hội cho các HLV bản địa, mà chủ trương hướng tới sự thành công, hiệu quả tức thì. Những Pep Guardiola, Antonio Conte hay Jurgen Klopp phải thấy may mắn, vì những đội lớn như Barca, Juventus hay Borussia Dortmund vẫn trao cho họ cơ hội để tỏa sáng. 

Sự cạnh tranh khốc liệt với các HLV nước ngoài thành danh, áp lực thành công quá lớn vô tình giết chết giấc mơ của các chiến lược gia người Anh. Sự khác biệt giữa một suất chơi ở Ngoại hạng Anh với phần còn lại lên tới hàng trăm triệu USD. Trận play-off thăng hạng vào tháng 8 hàng năm được xem là trận đấu đắt giá nhất thế giới. Cộng thêm phương pháp huấn luyện của bóng đá Anh nhìn chung lạc hậu - chuộng thể lực, chơi bóng dài - không theo kịp sự phát triển của bóng đá thế giới đã khiến các HLV bản địa ngày càng tụt lại.

Thêm một điều ngăn cản các HLV Anh có thể thành công là những rào cản văn hóa do chính người hâm mộ tạo ra. Một cầu thủ tuổi đôi mươi được định giá hàng trăm triệu USD, sống cuộc đời vương giả, và điều ấy cũng đúng với bất cứ HLV nào. Chỉ cần chớm nở, họ sẽ chịu sự soi mói từ truyền thông, thậm chí rơi vào cảnh "sớm tàn khi chưa kịp nở".

David Beckham, ngôi sao bóng đá toàn cầu của người Anh, từng thổ lộ rằng thích sống ở Mỹ thay vì trở về quê hương, bởi không muốn gia đình và những người con bị làm phiền. Những điều này chính là cạm bẫy, có thể hủy hoại bất cứ tài năng nào, và khiến nhiều người chọn một công việc nhàn đầu như bình luận viên để từ bỏ giấc mơ HLV chuyên nghiệp.

Xem thêm
[Bài 4] Những văn nghệ sỹ đi qua Điện Biên Phủ cảm hóa đồng nghiệp

Nói về cha mình, nhà thơ Hữu Việt xúc động: 'Tài sản lớn nhất cũng là mối quan tâm đầu tiên của gia đình là những bản thảo của cha - nhà văn Hữu Mai'.

Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng vô địch Billiards châu Âu: Kỳ tích lịch sử

Cơ thủ Dương Quốc Hoàng xuất sắc giành chức vô địch giải pool 9 bi quốc tế Jacoby Scottish Open 2024, làm nên lịch sử cho bi-a Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.