| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ chuyển đổi trên 200.000ha lúa phát thải thấp tại ĐBSCL

Thứ Ba 16/01/2024 , 14:46 (GMT+7)

Dự án TRVC hỗ trợ cho 3 tỉnh sản xuất lúa lớn ở ĐBSCL gồm An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp đến năm 2027.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định, Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết 'Net Zero' (giảm phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định, Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết “Net Zero” (giảm phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 16/1, tại TP Cần Thơ, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tổ chức hội thảo công bố Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL (TRVC)”. Hội thảo có sự tham gia của gần 150 đại biểu từ các cơ quan Chính phủ, Viện nghiên cứu, Trường đại học, khu vực tư nhân và các Tổ chức phi Chính phủ có chung tầm nhìn về kỹ thuật canh tác lúa cải tiến nhằm cải thiện chất lượng lúa gạo và các giá trị xã hội toàn diện đồng thời giảm phát thải khí nhà kính.

Bà Trần Thu Hà, Giám đốc Dự án SNV cho biết, dự án sẽ hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX, nông dân ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên 200.000ha đến năm 2027, với khoảng 200.000 hộ nông dân được hưởng lợi. Điều này góp phần thực hiện tham vọng đạt 1 triệu ha trên toàn quốc của Bộ NN-PTNT.

Dự án cung cấp phần thưởng khuyến khích bằng tiền mặt cho những người tham gia và đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, với lượng phát thải được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định độc lập. Hỗ trợ cũng được cung cấp để cải thiện các phương pháp canh tác và chuỗi cung ứng trở nên bao trùm hơn cho nam giới, phụ nữ và người khuyết tật nhằm đảm bảo lợi ích được chia sẻ giữa cộng đồng. 

Các đại biểu cắt băng công bố Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các đại biểu cắt băng công bố Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Hà, dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL được tài trợ bởi Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, phối hợp với Bộ NN-PTNT và Sở NN-PTNT 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang từ năm 2023 - 2027. Dự án TRVC sẽ được triển khai vụ mùa đầu tiên là vụ lúa hè thu năm 2024. Dự án chính là minh chứng rõ nét về sử dụng nguồn lực và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo để đẩy mạnh việc sản xuất bền vững và đạt được các lợi ích kép về kinh tế, xã hội và môi trường.

Bà Cherie Russell, Tham tán Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam nhận định: “Úc cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Chúng tôi muốn thấy khu vực này phát triển thịnh vượng theo hướng xanh và toàn diện, đồng thời bảo vệ khả năng tiếp cận của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu có giá trị cao, nơi đang ngày càng thúc đẩy việc nhập khẩu các sản phẩm các bon thấp. Trong đó tại ĐBSCL có 200.000ha, 200.000 hộ trồng lúa được hưởng lợi. Thị trường thế giới dịch chuyển sang tiêu dùng hữu cơ, phát thải thấp, đặc biệt là châu Âu, Úc, Mỹ, nếu không thích ứng sẽ tụt lại phía sau”.

Sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa trọng điểm của Việt Nam và là một trong những châu thổ trù phú của sông Mekong với việc sản xuất lúa gạo là ngành nghề chính của cư dân nơi đây. Trong nhiều năm gần đây, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra những tổn thương cho đất đai, cây trồng và con người, làm cho việc canh tác lúa gạo gặp nhiều khó khăn, suy giảm về năng suất và thu nhập của người trồng lúa. Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình hành động nhằm thích ứng với BĐKH và cố gắng tạo nhiều điều kiện, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để duy trì và phát triển bền vững nghề trồng lúa tạo ổn định thu nhập và đời sống cho nông dân. Bộ NN-PTNT đã xây dựng và triển khai các chiến lược, chương trình hành động về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt và lúa gạo gồm nhiều yêu cầu, nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất bền vững. 

Hiện nay, sản xuất lúa gạo còn là một trong những tác nhân gây phát thải khí nhà kính nhiều, chiếm tỉ lệ cao trong các nguồn gây phát thải, thách thức này chồng lên thách thức thích ứng BĐKH và an ninh lương thực, ổn định thu nhập cho nông dân. Do vậy, ngành hàng lúa gạo nói chung và canh tác lúa nói riêng đang chịu nhiều áp lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.

Dự án TRVC tạo động lực để thu hút các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo tham gia liên kết sản xuất lúa bền vững ở ĐBSCL nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án TRVC tạo động lực để thu hút các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo tham gia liên kết sản xuất lúa bền vững ở ĐBSCL nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Dự án TRVC tạo động lực để thu hút các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo tham gia liên kết sản xuất lúa bền vững ở ĐBSCL nhằm giảm phát thải khí nhà kính trên quy mô lớn. Chúng tôi luôn mong muốn, kết quả của Dự án sẽ đóng góp vào việc thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, trước mắt là giai đoạn 2023 - 2027 và sẽ được tiếp tục mở rộng trong các năm sau”, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nói. 

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.