| Hotline: 0983.970.780

Hoa, cây cảnh đạt 260 triệu đồng/ha

Thứ Năm 15/09/2016 , 07:42 (GMT+7)

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Hà Nội, trong năm 2015, trung bình mỗi héc ta hoa, cây cảnh, nông dân Thủ đô thu về tới 260 triệu đồng.

Đây là thông tin được ông Nguyễn Xuân Thưởng, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh huyện Đan Phượng đưa ra tại buổi tọa đàm giữa các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp và nhà sản xuất để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh do Sở NN-PTNT Hà Nội và UBND huyện Đan Phượng vừa phối hợp tổ chức.

Theo đó, Hà Nội đang hình thành các vùng chuyên canh, có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất (Từ Liêm, Mê Linh, Tây Hồ) với hiệu quả của sản xuất hoa, cây cảnh khá cao, trung bình thu nhập gần 300 triệu đồng/ha/năm. Một số diện tích hoa hồng chất lượng cao đạt doanh thu đến 1 - 1,2 tỷ đồng/ha/năm. Hoa lily, lan và cây cảnh chất lượng cao với quy mô nhỏ từ 500 - 2.000m2 đạt thu nhập từ 120 - 500 triệu/mô hình/năm.

Hiện Hà Nội đã có một số cơ sở, công ty tư nhân đang hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoa như: Cty TNHH Cây cảnh Trường Xuân chuyên kinh doanh cây cảnh, nhập khẩu hoa lan từ Đài Loan, Trung Quốc; Cty TNHH Florama Việt Nam chuyên kinh doanh và nhập khẩu hoa lan; Cty Hoa nhiệt đới; Cty Hoa Linh Dương; Vườn Hoàng Lan... Tại một số huyện cũng đã hình thành cơ sở đầu mối chuyên sản xuất và tiêu thụ hoa như cơ sở Hường Bích (huyện Đan Phượng)…

Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành hoa và cây cảnh Hà Nội cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như chưa tạo ra nhiều giống hoa mới có chất lượng cao; thiếu quy hoạch, sản xuất nhỏ lẻ và manh mún; chưa có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất...

Ông Nguyễn Xuân Thưởng cho rằng, trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất hoa trên địa bàn thành phố cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cao, gia tăng liên kết sản xuất, tiêu thụ và nghiên cứu kỹ thị trường, chọn hướng đầu tư sản xuất để đáp ứng đúng thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao, nhà kính nhà lưới, sản xuất theo quy mô công nghiệp. Tiếp tục duy trì việc đầu tư nguồn lực cho khoa học - công nghệ, xây dựng thành chương trình trọng điểm quốc gia về nghiên cứu chọn tạo, nhập nội giống hoa, cây cảnh, chú trọng điều tra, phục tráng, cải tiến và nhân các giống hoa bản địa, nâng cao năng lực sản xuất hạt giống, cây giống bằng các phương pháp truyền thống và công nghệ cao. Đồng thời hoàn thiện thể chế chính sách về đất đai, thuế, hỗ trợ đầu tư con giống, công nghệ cao trong lĩnh vực hoa, cây cảnh.

07-48-18_3
Hà Nội được mùa sen

 

Đặc biệt, cần kết nối chặt chẽ giữa nông dân - nhà khoa học - doanh nghiệp sản xuất và phân phối hoa cùng nhà quản lý. Theo đó, tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu chọn, tạo giống hoa mới, xây dựng và hoàn thiện các quy trình công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch phát triển hợp lý hoa, cây cảnh.

Cán bộ khuyến nông cần tăng cường áp dụng và chuyển nhanh tiến bộ kỹ thuật cho hoa, cây cảnh kể cả trong nước và nhập khẩu để tranh thủ sản xuất; phân khúc trong dây chuyền sản xuất từ khâu sản xuất giống hoa đến tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại cho ngành hoa, cây cảnh cũng như hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực đối với những địa phương sản xuất hoa, cây cảnh.

Để hướng tới mục tiêu phát triển theo chiều sâu, bền vững, với nhiều sản phẩm có giá trị tăng cao, ngành sản xuất hoa, cây cảnh cần ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn. TP Hà Nội cần xây dựng những cơ sở sản xuất nông nghiệp sinh thái ứng dụng công nghệ cao theo định hướng phát triển và chuyển giao công nghệ sinh học trong sản xuất hoa, cây cảnh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao nhận thức và trình độ tiếp thu, ứng dụng khoa học - công nghệ cho người nông dân. Có như vậy, khoa học và nông nghiệp mới thức sự gắn kết và cùng phát triển.

Ngoài ra, cần triển khai việc liên doanh liên kết giữa các “nhà” theo mô hình ký kết, hợp tác cùng đầu tư, cùng hưởng lợi về hoa, cây cảnh và cùng chịu trách nhiệm theo hợp đồng thỏa thuận và theo cơ chế thị trường. Hơn hết, cần hình thành quỹ hoạt động và phát triển nghề sản xuất hoa cây cảnh, quỹ được bảo toàn và phát triển.

 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.