| Hotline: 0983.970.780

Hoằng Tiến trồng rau xuất khẩu cho thu nhập cao

Thứ Năm 25/12/2008 , 08:00 (GMT+7)

Chúng tôi về Hoằng Tiến vào đúng thời điểm bà con nông dân đang thu hoạch...

Một lớp tập huấn kỹ thuật trồng dưa chuột xuất khẩu

Đây là vụ đông năm thứ 5 bà con nông dân xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa phấn khởi thu hoạch các sản phẩm rau màu làm nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm.

Chúng tôi về Hoằng Tiến vào đúng thời điểm bà con nông dân đang thu hoạch rộ dưa chuột bao tử và ớt xuất khẩu. Theo số liệu thống kê của xã, đến nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong SXNN ở Hoằng Tiến bước đầu đã thành công và đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có sản lượng lớn, chất lượng cao. Chỉ tính riêng những mô hình làm ăn giỏi, đến nay toàn xã đã có tới 40 ha canh tác đạt giá trị trên 60 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 15 ha thâm canh theo mô hình lúa-cá, 25 ha trồng dưa chuột bao tử và ớt cay xuất khẩu.

Đặc biệt 25 ha dưa chuột bao tử và ớt cay xuất khẩu trồng tập trung ở Đồng Bia cho giá trị sản xuất rất cao, 120 triệu đồng/ha/năm. KS. Vinh, Trưởng phòng nguyên liệu Công ty CP chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Ninh Bình cho biết: Ở Thanh Hóa, Hoằng Tiến và Hoằng Ngọc là các đơn vị liên kết, liên doanh “ruột” của Cty từ nhiều năm nay trong kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Công ty có đầu ra ổn định và lâu dài là các hợp đồng xuất khẩu ký với các nước châu Âu và Hoa Kỳ với khối lượng lớn; các địa phương có đất đai, lao động, Cty cung cấp giống, cử cán bộ kỹ thuật tập huấn, giúp chỉ đạo sản xuất và tổ chức thu mua nguyên liệu theo tiến độ sản xuất, giá cả ổn định.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.