| Hotline: 0983.970.780

Học hỏi truyền thống và khoa học hiện đại từ ngành thủy sản Na Uy

Thứ Ba 28/02/2023 , 19:23 (GMT+7)

Cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại, coi bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng.

Empty

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự hỗ trợ của Na Uy dành cho Bộ NN-PTNT, đặc biệt đối với ngành thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đổi mới công nghệ góp phần phát triển công nghiệp nuôi biển

Ngày 28/2, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy, ông Erling Rimestad, Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và Bộ NN-PTNT đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Việt Nam - Na Uy: Cơ hội hợp tác trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản”.

Hội thảo nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác song phương giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản. Đây cũng là diễn đàn để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và các bên liên quan của 2 nước gặp gỡ, tìm hiểu và thúc đẩy các giải pháp và cơ hội thiết thực để đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong bối cảnh xu thế phát triển xanh hơn và bền vững hơn trên toàn thế giới, trong đó các giải pháp khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt.

Empty

Quốc vụ khanh Erling Rimestad đánh giá cao mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Lần đầu đến Việt Nam, Quốc vụ khanh Erling Rimestad đánh giá cao mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản. “Na Uy và Việt Nam cùng quan tâm tới phát triển công bằng và bền vững nghề cá và ngành thủy sản trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đang gia tăng, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Đổi mới công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng để đảm bảo thành công và mở ra nhiều cơ hội mới trong quan hệ hợp tác truyền thống của 2 nước”, ông Erling Rimestad chia sẻ.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự hỗ trợ của Na Uy dành cho Bộ NN-PTNT, đặc biệt đối với ngành thủy sản trong hơn 30 năm qua, từ xây dựng khung pháp lý đến những hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực…

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong xu thế mở cửa và hội nhập trên thế giới, ngành thủy sản Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới trên nền tảng những thành tựu nổi bật của giai đoạn trước.

Cùng với việc chủ động tháo gỡ các khó khăn, thách thức, Việt Nam đang đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn hoạt động sản xuất với bảo vệ môi trường, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. 

Phát triển hiệu quả, bền vững ngành công nghiệp nuôi biển là một trong những định hướng then chốt của Việt Nam trong những thập kỷ tới.

Empty

Na Uy và Việt Nam cùng quan tâm tới phát triển công bằng và bền vững nghề cá và ngành thủy sản trong bối cảnh các thách thức toàn cầu đang gia tăng. Ảnh: nytimes.com.

“Hội thảo là cơ hội để 2 bên làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trong lĩnh vực nuôi biển công nghiệp và thúc đẩy thương mại thủy sản, hiện thực hóa các lĩnh vực hợp tác nêu trong Ý định thư mà hai Bên đã ký vào tháng 5/2021”, lãnh đạo Bộ NN-PTNT nhận định.

Tận dụng thương hiệu Hải sản đến từ Na Uy

Theo Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Hilde Solbakken, Na Uy tự hào về quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, nuôi trồng thủy sản, hàng hải và coi đó là một trong những trọng tâm của hơn 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971.

Ông Asbjørn Warvik Rørtveit, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Hội đồng Hải sản Na Uy, nhấn mạnh, cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại, coi bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng.

“Trong năm 2023, Hội đồng Hải sản Na Uy sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Bất cứ nhà nhập khẩu nào của Việt Nam cũng có thể đăng ký sử dụng thương hiệu ‘Seafood from Norway - Hải sản đến từ Na Uy’ cho các sản phẩm của mình”, ông Asbjørn Warvik Rørtveit thông tin.

Empty

Cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại, coi bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng. Ảnh: Arctic Seafood Norway.

Na Uy là quốc gia có ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tiên phong thế giới với các giá trị cốt lõi là phát triển bền vững, bảo vệ môi trường song song với việc không ngừng nâng cao giá trị kinh tế và uy tín của thủy sản quốc gia trên toàn cầu.

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và có trách nhiệm. Na Uy có nhiều bài học hữu ích trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành để chia sẻ với Việt Nam nhằm giúp các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững hơn và phát thải carbon thấp hơn.

Xem thêm
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.