| Hotline: 0983.970.780

Đánh bắt hải sản bền vững với bẫy cua nâu ở Na Uy

Thứ Năm 01/12/2022 , 10:12 (GMT+7)

Theo luật Na Uy, ngư dân bắt buộc phải dùng loại dây có đường kính không quá 3mm để đảm bảo an toàn cho cua trong mùa đánh bắt.

Một chiếc bẫy cua nâu Na Uy. Ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS.

Một chiếc bẫy cua nâu Na Uy. Ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS.

Bẫy cua nâu và đánh bắt hải sản bền vững tại Na Uy

Cứ mỗi mùa cua nâu từ tháng 7 đến tháng 12 hàng năm tại Na Uy, ngư dân Helge Havnen (Aalesund) phải khâu sửa bẫy cua đôi lần. Phần dễ hỏng nhất là dây ràng. Dây ràng là loại dây cotton mảnh, có đường kính không quá 3mm, dùng để kết nối các mảnh bẫy vào với nhau thành một cái bẫy hoàn chỉnh. Theo luật Na Uy, Helge bắt buộc phải dùng loại dây này để đảm bảo an toàn cho cua.

An toàn cho cua nghĩa là gì?

Ở Na Uy, các loại cua được đánh bắt bằng cách sử dụng bẫy riêng, hầu như không ảnh hưởng đến môi trường bản địa. Thiết kế bẫy đúng luật chính là đảm bảo an toàn cho sự phát triển đàn cua trong tự nhiên.

Bẫy cua nâu là một hoạt động giải trí ở Na Uy. Cua có thể được luộc ngay sau khi đánh bắt. Ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy.

Bẫy cua nâu là một hoạt động giải trí ở Na Uy. Cua có thể được luộc ngay sau khi đánh bắt. Ảnh: Hội đồng Hải sản Na Uy.

Các biện pháp thiết kế bẫy cua an toàn

Bẫy cua có thể có nhiều hình dạng như hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ, … nhưng thường là một chiếc lồng kín có lối vào và lối thoát hiểm cho cua. Lưới dùng làm bẫy không được có mắt quá nhỏ để những con cua nhỏ hoặc cua mang trứng có thể thoát ra dễ dàng. Bên trong bẫy có một túi chứa đầy mồi làm bằng cá tuyết hay cá thu ngâm oải. Bẫy có thể được bố trí riêng lẻ hoặc nối thành chuỗi gồm tối đa 20 bẫy vào một sợi dây dài. Khi Helge thả bẫy, anh phải nhớ chuỗi của mình có bao nhiêu bẫy và thả bẫy ở khu vực nào. Thông thường, Helge sẽ đánh dấu điểm đặt bẫy trên bản đồ GPS của tàu. Khi kéo bẫy, anh cũng phải đếm xem đã lấy lên hết lượng bẫy đã đặt không. Trong trường hợp phát hiện thất lạc, anh cần thực hiện tìm kiếm hoặc báo với cơ quan chức năng để tìm lại. Để bẫy thất lạc trôi nổi trong đại dương sẽ gây mất an toàn cho biển: ô nhiễm, bẫy ma, tai nạn cho người lặn biển thể thao…

Đối với việc thiết kế bẫy cua, cơ quan chức năng của Na Uy cũng có một số quy định nhất định. Dây ràng bẫy cua phải là sợi cotton, không dùng dây nilon. Nếu bẫy bị thất lạc khiến không lấy bẫy cua lên được thì loại dây này sẽ tự mục ra trong vòng 3-4 tháng ngâm dưới nước biển. Khi đó cua có thể thoát ra khi vẫn còn sống, và rác thải từ dây ràng cũng không gây hại cho môi trường biển.

Thêm vào đó, bẫy phải có hai cửa sập và hai cửa thoát hiểm ở bên hông. Đặc biệt, các cửa thoát hiểm chỉ được ràng kín bằng sợi cotton để sau một khoảng thời gian, nếu ngư dân không kiểm tra bẫy đặt dưới biển thì những sợi cotton tự tan ra. Những con vật bị mắc trong bẫy được thoát ra ngoài. Từ ngày 01/7/2022, Na Uy ra quy định riêng về cửa thoát hiểm cho bẫy của mỗi loài gồm cua, tôm hùm đất, tôm hùm, và cua hoàng đế.

Trên bẫy cũng phải có tem của chủ nhân. Tem là một miếng nhựa dày khoảng 3mm, kích thước bằng tấm danh thiếp. Trên đó in họ tên, số điện thoại, địa chỉ của chủ nhân. Đôi khi sẽ có thêm mã số của chủ nhân trong trường hợp ngư dân này đăng ký đánh bắt tôm hùm. Tem được chốt chặt vào bẫy bằng dây rút, đảm bảo khó bị bong trong điều kiện ngâm nước biển hay để ngoài trời.

Mỗi một chiếc bẫy cua nâu Na Uy đều phải gắn tem in họ tên, số điện thoại, địa chỉ của chủ nhân. Ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS.

Mỗi một chiếc bẫy cua nâu Na Uy đều phải gắn tem in họ tên, số điện thoại, địa chỉ của chủ nhân. Ảnh: Công ty Arctic Seafood Norway AS.

Đánh bắt cua bền vững tại Na Uy

Đối với hoạt động bẫy cua thương mại, sau khi được đặt dưới đáy biển vài ngày, những chiếc bẫy cua sẽ được vớt lên để kiểm tra và nếu có cua, chúng sẽ được vận chuyển tới các bể chứa, nơi cua và các loại hải sản khác có trong bẫy được kiểm tra và phân loại theo chất lượng và kích cỡ. Cua được nuôi trong bể vài ngày để thích nghi với môi trường và sau đó được vận chuyển tới khách hàng. Đối với hoạt động bẫy cua giải trí, người dân thường luộc cua ngay sau khi bắt được. Họ lấy nước biển đun sôi và luộc cua ngay trên thuyền nếu có bếp. Hoặc mang về đất liền luộc luôn, rồi mới bán hoặc mời mọi người đến ăn.

Để hoạt động đánh bắt cua không xả rác ra môi trường biển, chính phủ Na Uy cũng tích cực tuyên truyền việc hạn chế thất lạc bẫy và cách lấy lại ngư cụ đã mất. Khi thất lạc bẫy, người đánh bắt có thể sử dụng dây xích cào kéo lê dưới lòng biển ở tốc độ chậm. Nếu gặp bẫy thất lạc dưới đáy biển, các mắt xích hở dễ dàng móc vào và kéo bẫy theo. Còn khi không thể tìm được chiếc bẫy đã mất, người dân cần báo cáo với chính quyền, có thể qua đường dây nóng hay ứng dụng trực tuyến.

Để thu dọn những chiếc bẫy còn bị thất lạc trên biển, chính phủ Na Uy đã tổ chức nhiều chiến dịch trục vớt lớn thường niên trong vòng 40 năm qua. Năm 2020, Tổng cục Thuỷ sản Na Uy (Fiskeridirektoratet) đã triển khai một chuyến tàu dọn biển, thu vớt hơn 2400 bẫy cua tuyết và hơn 100km dây thừng. Số lượng bẫy và dây này nặng tới hơn 50 tấn và được vớt ra khỏi đáy biển Barents.

Về tổng thể, thực tiễn đánh bắt này không sử dụng thuốc nổ hay các chất độc hại tới môi trường. Cùng với tốc độ sinh sản rất nhanh của cua nâu hay cua Hoàng đế và tuân thủ quy định chặt chẽ về bảo vệ đàn trong tự nhiên, quá trình đánh bắt này không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng và giúp các loại cua tiếp tục phát triển ở vùng biển Na Uy.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm