| Hotline: 0983.970.780

Học nghề, tìm việc ở miền Tây: Cung-cầu chưa gặp

Thứ Ba 07/12/2010 , 10:16 (GMT+7)

ĐBSCL có hơn 17 triệu dân, với hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động được đánh giá là một trong những vùng có nguồn nhân lực dồi dào...

Các DN may mặc XK luôn cần tuyển công nhân

ĐBSCL có hơn 17 triệu dân, với hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động được đánh giá là một trong những vùng có nguồn nhân lực dồi dào của cả nước.

Với thế mạnh kinh tế nông nghiệp, thủy sản, nhiều khu công nghiệp trong vùng hình thành đã thu hút và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Không những thế nguồn lao động từ miền Tây dồi dào có xu hướng dịch chuyển về các khu công nghiệp ở TP.HCM và Đông Nam bộ.

 Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong những năm qua việc dạy và học nghề ở ĐBSCL có bước tiến khá nhanh, lao động qua đào tạo tăng từ 14,13% năm 2005 lên 20,58% vào cuối năm 2008. Trong vùng hiện có 280 cơ sở dạy nghề, trong đó chỉ có 55% các huyện có trung tâm dạy nghề, chủ yếu là dạy nghề ngắn hạn. Hiện nay khắp 12/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đều có trường đại học (ĐH), ngoại trừ tỉnh Bến Tre đang lập thủ tục chuẩn bị thành lập trường ĐH. Riêng TP Cần Thơ hiện có 6 trường ĐH.

Tuy nhiên, qua kiểm nghiệm thực tế, các nhà tuyển dụng lao động nhận xét chất lượng đào tạo vùng này chưa đồng đều. Người lao động sau khi học nghề chưa đủ tự tin tìm việc, tự tạo việc làm. Trong việc định hướng dạy nghề còn quanh quẩn dạy các nghề may mặc, tin học, sửa chữa điện, điện tử… trong khi nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ sau thu hoạch nông nghiệp đang có thì chưa mấy chú trọng. Hơn nữa, cánh cửa chọn nghề hẹp, khi học xong nghề, tìm việc làm không dễ.

Ông Nguyễn Quốc Vững, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Cần Thơ, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm thu nhận hồ sơ, tư vấn hơn 19.200 lao động, nhưng qua sơ tuyển chỉ chọn ra được hơn 10.000 lao động để giới thiệu. Trong khi hàng năm, riêng nhu cầu lao động phổ thông cần tới mấy chục ngàn suất làm việc tại các khu công nghiệp ở Cần Thơ, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM… nhưng số lao động tuyển dụng trụ lại được với công việc không nhiều.

+ Ông Nguyễn Quốc Vững, Giám đốc TT DVLVTN Cần Thơ:

“Nhà trường đào tạo nghề căn cản, làm sao người học nghề tư duy học 1 biết (làm) 10. Đào tạo chính qui, hướng cho người lao động có thể tự khởi nghiệp".

+ Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2010 sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Một giám đốc DN may mặc xuất khẩu tại Cần Thơ nhận xét: “Một đặc điểm của lao động nông thôn ở miền Tây là khi ra thành thị còn nặng tâm lý thích tự do của người nông dân, không thích lao động theo tính kỷ luật, chưa có việc thì xin vào làm, nhưng ở quê nhà tới mùa vụ, giỗ cưới đôi khi bỏ nghỉ ngang xương". Với người lao động, cảm nhận về đời sống công nhân vất vả, lương thấp. Trong khi DN tính lương theo sản phẩm rất sát sườn. Đó là trở ngại lớn mà hai bên chưa gặp nhau.

Ông Vững thừa nhận: Chính mặt bằng lương thấp là một trong những lý do khó tuyển lao động. Hiện nay tại Cần Thơ có một số việc làm đang tuyển “đỏ mắt” cũng không có mấy người: công nhân may công nghiệp sau thời gian thử việc bình quân 1,8 triệu đồng/tháng (có một bữa cơm trưa); công nhân chế biến thủy sản 2,5 triệu đồng/tháng; thợ mộc 2,5 triệu đồng/tháng; bảo vệ 2 triệu đồng/tháng; nhân viên tiếp thị 3 triệu đồng/tháng; nhân viên buồng phòng khách sạn 1,5 triệu đồng/tháng; giúp việc nhà…

Mỗi năm trong tổng số hơn 3.000 lao động có tay nghề từ bậc 3/7 đến ĐH các ngành ở Cần Thơ và cộng thêm các tỉnh miền Tây ra trường hàng năm khoảng 2.500 người. Thế nhưng thực tế chỉ tìm việc được cho hơn 1.000 người qua giới thiệu việc làm. Thực tế này cho thấy lao động học nghề không chưa đủ mà còn cần phải dạy kỹ năng hành nghề. Mặt khác, DN chưa thật sự hợp tác trong đào tạo nên hiệu quả tuyển dụng thấp.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cảnh báo: Vùng núi Bắc bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Các chuyên gia cảnh báo, trong những ngày tới, mưa lớn có nguy cơ gây ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi Bắc bộ.